Những ĐỒ CHAY GIẢ quý vi ăn chay nên
lưu ý:
Ăn
chay...mà còn đòi gỏi gà, chả lụa ...!!!
Ăn chay, tương cà dưa muối.. cũng được, nếu
được cúng dường.. không thể chê, vứt thực
phẩm... vì là thức mặn, ăn nhưng không VỌNG ... là
được.
ĐỒ CHAY GIẢ
Những quý vi ăn chay nên lưu ý:
Những Câu Chuyện Bên Trong Những Công Ty Sản Xuất Ðồ Chay Giả.
Ðồ Chay Giả Thịt Ðã Làm Một Người Ăn
Chay Ðã 30 Năm Bị Chẩn Ðoán Có Triệu Chứng Bệnh Bò Ðiên
"Tại Bằng Ðông, một người mẹ của một Phật Tử bị chẩn
đoán có những triệu chứng của bệnh bò điên. Trong gia đình không ai tin sự chẩn
đoán của bác sĩ vì người mẹ này đã ăn chay chừng 20 đến 30 năm. Bà ta không bao
giờ động đến thịt !
Cuối cùng, họ khám phá ra rằng vấn đề là ở trong đồ chay
giả thịt heo xay (vegetarian ham) mà bà ta đã dùng.
" Thầy Truyền Ðạo cho biết Thầy đã tìm ra quá nhiều
những câu chuyện bên trong về việc đồ chay giả thịt hiện nay được sản xuất như thế nào.
Có quá nhiều để có thể kể ra hết.
LEMON CHIKEN CHAY
Năm ngoái, Thầy Truyền Ðạo đã báo cáo về những vấn đề này cho
Thầy Thích Chiêu Huệ để hy vọng những việc ẩn khuất bên trong được tiết lộ ra.
Cho đến hôm nay, sự thật cuối cùng đã được phơi bày. "Những hành vi độc ác
trong việc làm đồ chay giả thịt này thật đáng ghê tởm!" khi nhắc đến vấn đề
sản phẩm động vật được thêm vào trong đồ chay giả thịt Thầy Truyền Ðạo không thể
không cho ý kiến. Thấy chỉ ra rằng có nhiều dạng thức của những thức ăn chay độc
ác này. Chẳng hạn dùng:
CHAO THÚI (STINKY TOFU)
- "chao" (Stinky Tofu) làm ví dụ (chao làm theo
phương pháp lên men cổ truyền thì phải cần nhiều tháng). Ðể làm cho nhanh, nhà
sản xuất nhúng tàu hủ (tofu) trong acid mạnh, sau đó ngâm tàu hủ này vào trong
những vỏ tôm hư thối để những con trùng trong đó bò quanh tàu hủ một ngày (để
thành chao). Sau đó, chao được lấy ra để bán.
- Ðồ chay giả thịt có mùi vị mạnh do từ thịt cừu hay cá. Nhà
sản xuất biết rất rõ những việc họ làm là sai trái những vẫn cứ làm. Họ tin rằng
với hương thơm mạnh và xu hướng thích ăn chay sẽ mang lại thêm nhiều khách
hàng.
ĐỒ CHAY KHO
- Một Sư Cô tại Lục Giáp, Ðài Loan cũng có những bằng chứng
khác về những điều Thầy Truyền Ðạo khám phá. Con trai của Sư Cô làm việc cho một
công ty sản xuất đồ chay giả thịt và sau khi làm ở đó một ngày đã bỏ việc. Khi
được hỏi lý do, người con trai tiết lộ rằng anh ta không thể chịu đựng nổi về
cách làm đồ chay giả thịt ở đây vì cách làm quá ác độc. Những đồ chay giả thịt
được tạo hình dạng giống như thịt động vật (như là đồ chay giả thịt heo xay, giả
cá, giả tôm và giả các thịt động vật khác) dùng ở các tiệm ăn trong nước hiện
nay đều có thành phần động vật trong đó, đặc biệt là đồ chay giả thịt heo xay
(vegetarian ham). Rất nhiều thịt heo và thịt bò đóng hộp nhập cảng từ Hoa Kỳ,
Nhật Bản hoặc Thái Lan, khi được chở đến Ðài Loan và dỡ hàng xuống, các nhãn hiệu
trên đồ hộp này đều được xé bỏ và thay bằng nhãn hiệu "Ðồ Chay Giả Thịt
Heo Xay" (Vegetarian Ham). Làm như vậy, giá hàng sẽ tăng vọt lên đến $100
Ðài Kim cho mỗi cân Tàu (khoảng 300 gram). Ngoài ra còn có những trường hợp nhiều
nhà sản xuất sẽ xào thịt heo thật với thịt bò hoặc nước cốt thịt heo để làm mùi
thơm mạnh hơn để dễ bán hàng của mình hơn.
VIT HUN KHOÍ CHAY
70% Các Ðồ Chay Giả Thịt Có Chứa Những Sản Phẩm Ðộng Vật Làm
Cho Người Ăn Chay Phá Giới !!!! Quý vị ăn chay hãy coi chừng! Có đến 15 mẫu
trong 31 mẫu đồ chay giả thịt được những nhóm không thuộc chính phủ thử nghiệm
có chứa tế bào di truyền động vật (DNA); ăn những sản phẩm này làm cho những
người ăn chay vô tình phá giới. Các viên chức chính phủ nhấn mạnh rằng những
ngườiăn chay nên tránh mua đồ chay giả thịt theo lố không có nhãn hiệu hoặc có
nhãn hiệu không rõ ràng. Nếu đủ chứng cớ, những công ty sản xuất đồ chay giả thịt
độc ác này sẽ bị phạt đến 200 ngàn đô la và giấy phép hoạt động của họ sẽ bị
treo. Những sản phẩm chay giả thịt thượng hạng thật ra là những đồ chay giả dối
chứa tế bào di truyền động vật. Và điều tệ hại nhất là 4 trong những sản phẩm
được xét nghiệm có chứa thịt heo hoặc thịt gà.
THIT CHAY GIẢ
Những kết quả xét nghiệm của nhóm không thuộc chính phủ còn
kinh khủng hơn nữa. Trong 21 mẫu đồ chay giả thịt, 70% đều không đạt tiêu chuẩn.
Tin nầy gây hoang mang sợ hãi cho người ăn chay. Gác qua một bên những thành phần
động vật trong đồ chay giả thịt, chỉ hình dáng và màu sắc của những sản phẩm nầy
đủ để làm người ăn chay xa lánh. Vì số người ăn chay trong nước gia tăng, người
ta cần thận trọng hơn khi chọn thức ăn chay. Cơ Quan Quản Trị Thực Phẩm và Thuốc
Men khuyến cáo không nên mua những đồ chay giả thịt bán với khối lượng lớn hoặc
không có nhãn hiệu hay có nhãn hiệu không rõ ràng. Nếu những nhà sản xuất liên
hệ đến việc làm đồ chay giả thịt giả dối, họ có thể bị phạt lên đến 200 ngàn đô
la cùng với việc bị ngưng giấy phép hoạt động.
THỊT BÒ CHAY
Ác Tâm Ðằng Sau Ðồ Chay Giả Thịt
Có đến 15 loại trong 21 loại chay giả thịt có chứa thịt heo,
thị gà và cá Hội Bảo Vệ và Quan Tâm Sự Sống mới đây đã gởi 21 mẫu đồ chay giả
thịt lấy từ các khu chợ để xét nghiệm. Cơ Quan Qu ản Tr ị Thực Phẩm và Thuốc
Men kinh ngạc khám phá ra rằng 15 loại trong 21 lọai chay giả thịt, có chứa
thành phần động vật. Tỉ lệ không đạt tiêu chuẩn lên đến 70%. Quá kinh ngạc,
chính phủ đã tích cực thử nghiệm thêm nhiều mẫu lấy từ các siêu thị và khám phá
ra rằng một số những mẫu vật này có trộn với sản phẩm động vật. Cơ Quan Quản Trị
Thực Phẩm và Thuốc Men đã yêu cầu giữ những màu vật này để điều tra thêm và yêu
cầu người tiêu thụ chỉ mua những thức ăn chay có đóng gói với nhãn hiệu đầy đủ
rõ ràng cùng với thành phần sản phẩm được liệt kê đầy đủ công khai.
THỊT VỊT CHAY
Trong buổi họp báo, Trần Kiên Danh, Phó Giám Ðốc của Hội và ứng
cử viên đại biểu quận hạt Cao Hùng là Quách Kiến Minh đã chỉ ra rằng đồ chay giả
thịt có mùi vị mạnh đến nỗi họ nghi ngờ các nhà sản xuất đã thêm hương vị động
vật vào. Những nhà sản xuất vô đạo đức này hoàn toàn quên đi quyền lợi của hơn
hai triệu người ăn chay tại Ðài Loan. Vài ngày hôm trước, 15 trong số 21 loại đồ
chay giả thịt được xét nghiệm (những thức ăn này nếm ngon đến nỗi các tiệm ở đường
Hổ Lâ m và Ngô Hưng giới thiệu cho những người ăn chay) tất cả đều có dấu vết của
thành phần đông vật sau khi thử taị phòng thí nghiệm. Những sản phẩm này là thịt
viên chay (meatballs), cá viên chay (imitation fish balls), bánh cá chay
(imitation fish cake), hoành thánh cá chay (imitation fish dumplings) và
tempuras chay
CÁ CHAY
Các viện chức của Cơ Quan Quản Trị Thực Phẩm và Thuốc Men tại
Ðài Loan đã kiểm tra nhiều siêu thị và các ngôi chợ ở phía Nam và phía Ðông
thành phố. Họ lấy thêm 48 mẫu đồ chay, một số bán theo lố để ở ngoài và một số
có đóng bao. Họ thấy hầu hết những bao có nhãn hiệu với thành phần rõ ràng và
có chi tiết về công ty sản xuất đều đạt tiêu chuẩn kiểm phẩm. Tuy nhiên, nhưng
thực phẩm chay bán theo lố thì khác. 4 trong số 15 mẫu có chứa thịt heo và thịt
gà. Quách Kiến Minh nói rằng ngay cả những thực phẩm chay có đóng bao không hẳn
là hoàn toàn an toàn. Ngay cả những bao có nói rõ các thành phần bên trong hoặc
có chi tiết về công ty sản xuất, một số bao bì này không phải là bao bì chính
thức. Qua kiểm nghiệm mẫu thức ăn này, cho thấy những vấn đề nghiêm trọng về Thức
Ăn Chay Giả Mặn Ðộc Ác này.
CORN DOG CHAY
Bố tôi và nước Mỹ
Bố tôi vốn xuất thân nghề giáo, nhưng khi vào
lính, ông lại là một trong bốn sĩ quan đầu tiên được gởi đi học ngành thông tin
báo chí tại Hoa Kỳ. Tốt nghiệp được chuyển về làm việc tại Trung ương, chuyên
lo tiếp xúc và phổ biến tin tức chiến sự cho báo chí trong ngoài nước.
Sau chiến tranh, do quá trình đi Mỹ và cộng tác
với người Mỹ, đã đem lại nghiệp quả đưa ông vào trại cải tạo gần 13 năm, trong
đó có 5 năm lao động tại chính quê mình, tức trại Ba Sao-Nam Hà, nơi từng giam
giữ tù binh Mỹ và hình sự thứ dữ, cách làng bố tôi chừng 30 cây số.
Ra khỏi trại vào thời điểm Hà Nội mở cửa, không
khí xã hội có phần dễ thở. Bản thân ông kiếm được một chân súc chai bên quận 5,
Sài Gòn, lương khoán đủ ăn nhưng khá vất vả. Tình cờ mẹ tôi có quen một người bạn
cũ, cô này nhờ bà kiếm cho một người dạy kèm Anh văn với điều kiện ông này phải
là sĩ quan chế độ cũ, đã đi học Mỹ, ngành Không Quân, phi công càng tốt. Bố tôi
có phần đắn đo vì từ lâu không ôn tập loại sinh ngữ này. Nhưng từ sau 75, ông
có phần “nhẹ ký” trong các quyết định của gia đình, mẹ tôi lại có bí danh “bà
Lê Duẩn” vì tính quyết đoán (tên này do cậu em vui tính đặt cho), nên không còn
cách nào hơn là nhận đại cho mẹ tôi vui lòng.
Cũng do tiền công được trả bằng ba lần lương
súc chai, mỗi tuần chỉ dạy 3 buổi, lại được hứa dạy khá sẽ trả thêm. Vừa có khiếu
sư phạm, lại có khả năng Anh ngữ thực dụng, kèm theo cái “bùa” là đã đi Mỹ nên
chuyện làm ăn coi như suôn sẻ. Quả là bố tôi có duyên với Mỹ, do đi Mỹ mà thời
gian cải tạo kéo dài, nay nhờ đi Mỹ lại biến thành cần câu cơm cho chính bản
thân ông. Các đối tượng bố tôi kèm thuộc loại khách “sộp,” đa số là phái nữ thuộc
thế hệ trẻ, có việc làm trong các dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, du lịch thời mở
cửa nên cuộc sống tạm ổn.
Mấy năm sau, ông và cả gia đình được sang Mỹ
theo diện H.O., một chương trình tị nạn dành cho các tù cải tạo. Ðúng là sông
có khúc, người có lúc, đời ông lại có dịp lên hương. Bố tôi và các chiến hữu
sau 75 có thầm trách người Mỹ đã quay lưng lại các ông, nhưng qua chương trình
này các gia đình tù cải tạo lại biết ơn nước Mỹ đã tạo cho họ cơ hội không bao
giờ ngờ đến.
Sang Mỹ, vốn đã lao động quen, tuổi đời giờ
cũng lỡ cỡ, bố tôi nhắm ngay vào các trường học xem có chỗ nào mướn làm
custodian (lo vệ sinh quét dọn cho trường). Job này xem ra hợp với ông, có
benefits đầy đủ, lại khó bị lay off. Nhưng sức khỏe kém, chậm, khó cạnh tranh nổi
với các ông bạn Mễ, nên bố tôi bỏ cuộc. Quay ra đi học lại để kiếm trợ cấp theo
diện di dân, chờ ngày có job nào hạp sẽ tính. Cũng may chúng tôi đều lớn, biết
tự lo, gia đình không phải lệ thuộc vào bố tôi. Học được vài năm tại đại học cộng
đồng, vốn hiểu biết và trình độ Anh ngữ như được khơi lại, ông muốn quay lại
nghề dạy trẻ. Mộng ước rất bình thường là kiếm chân Teacher Aid hoặc Tutor là đủ
ăn.
Cơ may lại mỉm cười với ông.Vào đầu thập niên
90, chính sách giáo dục của bang Cali dành cho di dân thiểu số rất được ưu đãi.
Thậm chí tại quận hạt San Bernardino, nơi gia đình tôi định cư, Sở Học Vụ thành
phố đã thực hiện một dự án thí điểm nhằm giúp các học sinh di dân hội nhập
nhanh vào dòng chảy giáo dục Mỹ nên đã cấp xe bus đưa đón các học sinh gốc Ðông
Dương lứa tuổi mẫu giáo đến lớp 5 tập trung về trường tiểu học Warm Springs.
Rồi mướn thêm các Tutor song ngữ gốc Việt,
Miên, Lào để kèm cho các cháu, đặc biệt cho các cháu mới đến trường. Bố tôi là
một trong năm người được chọn, tuy già nhất nhưng lại có kinh nghiệm sư phạm từ
Việt Nam. Thỏa lòng vì có job như ý, lại được một cô giáo gốc Việt có chồng là
cựu sĩ quan Mỹ từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam chỉ dẫn tận tình, đặc biệt
là nhắc ông khi khen hoặc khích lệ các em nên tránh cử chỉ gần gũi, thân mật
theo kiểu người Việt mình.
Làm tutor một kèm một, thường một ngày chạy 3 lớp,
bố tôi và các đồng nghiệp trẻ đã giúp nhiều học sinh tí hon gốc Việt tránh được
những bỡ ngỡ ban đầu do không nói không hiểu được tiếng Anh vì quen nói tiếng mẹ
đẻ cho đến tuổi vào mẫu giáo. Kết quả sáng kiến nâng đỡ của sở, kết hợp với
công sức của thầy cô và phụ giáo đã giúp các em chỉ vài ba năm sau đã quen với
trường, với lớp, học tập ngang ngửa với các em bản xứ. Thậm chí có em từ lớp 3
trở đi đã được bầu làm trưởng lớp, còn được chọn học sinh xuất sắc trong tháng,
trong năm là chuyện bình thường.
Ngày làm tutor, buổi tối ông chịu khó ghi danh
học thêm các lớp nghiệp vụ trên Cal State university. Khi lấy được CBEST (chứng
chỉ hành nghề giáo viên), bố tôi rời Warm Springs đi làm Substitute Teacher
theo sự điều động của sở. Công việc có vất vả hơn, vừa lái xe tới trường theo sự
phân công mỗi ngày, vừa phải đứng lớp như một giáo viên thực thụ, trách nhiệm
có nặng nề hơn và nhiều thách thức mới cũng đến với bố tôi. Tuy nhiên, nhờ tùy
cơ ứng biến, biết sử dụng hiệu quả các helpers (học sinh giúp việc), cộng với
óc vui tính hài hước sẵn có, dáng dấp lại giống 'bố' của tài tử Jackie Chan rất
được ưa chuộng trong các phim action của Mỹ nên ông thu phục nhanh chóng cảm
tình của các học sinh bậc tiểu học dù accent có phần yếu kém so với giáo viên bản
địa.
Cũng từ kinh nghiệm đi dạy, bố tôi nhận ra rằng
các trẻ em Mỹ bất kể màu da, không giống như các trẻ Việt Nam thuộc thế hệ khi
ông dạy học ở quê nhà, thường chịu sự dạy dỗ theo kiểu gia trưởng. Các cháu ở
đây có thói quen mà ông gọi là “4 HAY”: hay hỏi, hay chỉ, hay mách, hay nói. Quả
đúng vậy, không hiểu là hỏi, đã biết là chỉ (cho người khác), thấy xấu là mách
(bất kể thân hay không thân), hăng hái phát biểu kể cả đôi lúc cãi cũng rất
hăng. Nói cho ngay, lúc đầu bố tôi có phần khó chịu với lối “4 hay” này, nhưng
sau ông phải nhìn nhận cái thói quen dù không được dạy, tự nó đã hình thành và
trở thành hữu ích trong tinh thần ganh đua học hỏi, trong xây dựng các mối quan
hệ cộng đồng và an ninh khu phố. Nói đến tật hay mách, một giai thoại lý thú là
bố tôi cũng có lần bị “méc” vì biểu diễn mấy đường quyền (võ cổ truyền quê tôi)
cho các em coi lúc cuối giờ ngày Thứ Sáu. Ðầu tuần sau, bà hiệu phó gọi bố tôi
lên khuyên không nên làm như vậy. Từ đó ông quê độ, hễ có em nào hỏi ông biết
'karate' không, ông gật đầu nhưng không dám show off.
Ðến tuổi nghỉ hưu, bố tôi có ý định về dạy cho
các cháu. Chuyện tức cười là “bụt nhà không thiêng,” đứa con đầu lòng của bà chị
tôi đến tuổi mẫu giáo không chịu cho ông ngoại kèm homework. Có thể do nó nghi
ngờ khả năng của ông, phần khác bố mẹ nó lại có học vị cao trong ngành chữa bịnh.
Lựa lúc cả nhà đi vắng, ông lục tủ lấy tấm thẻ Teacher ID của ông đem show cho
nó. Thằng bé thấy hình ông, tên ông, có chữ Guest Teacher, lại giống cái thẻ cô
nó đeo toòng teng trước ngực. Nó bằng lòng cho ông dạy. Từ đó về sau, dù ông đi
vắng về trễ nó vẫn không chịu cho bố mẹ nó giúp mà cứ đòi chờ ông về. Các đứa
sau, kể cả con tôi, thấy ông dạy hay, không cần show thẻ ông vẫn chinh phục được
chúng.
Nghĩ lại ở tuổi bố mẹ tôi, rất vui khi có cháu,
càng mừng khi thấy chúng hội nhập không quá khó khăn vào dòng chảy cuộc sống Mỹ.
Ðiều đáng quan tâm, như bố tôi thường trăn trở, là không lo các cháu không hội
nhập nhanh, mà là các cháu lại... quên nhanh tiếng Việt. Tình trạng này xảy ra
trong nhiều gia đình, nhất là bố mẹ phải lo kiếm sống, ít thì giờ chăm sóc trực
tiếp các con nhỏ. Lại nữa, hình như không nói ra, có một cái gì đó nghịch lý
trong phương pháp dạy dỗ con cái, nên các bậc phụ huynh chúng tôi dù sự kỳ vọng
có cao, nhưng vẫn phải chọn lối khuyến dụ (encouragement) thay vì ép buộc
(enforcement) cho phù hợp với xu hướng giáo dục Mỹ.
Cũng nhờ rút kinh nghiệm từ gia đình cậu mợ
tôi, di tản qua Mỹ từ 75, nuôi dạy các em tôi từ lúc chúng mới chỉ 2, 3 tuổi
khi tới Mỹ, nhưng lớn lên dù tốt nghiệp UCLA, USC tiếng Mỹ lưu loát như Mỹ con,
ấy vậy mà vẫn nói sõi và viết rành tiếng Việt. Bố mẹ tôi cũng thử áp dụng kinh
nghiệm này. Ông thì bỏ công mỗi tuần ít giờ luyện tiếng Việt, bà thì giao hẹn
“tụi mày về nhà nói tiếng Việt tao mới làm đồ Việt cho ăn.” Phương pháp này xem
ra vẫn còn hiệu nghiệm. Nhờ đi dạy nên các sách giáo khoa ông chọn cùng các
chuyện tranh song ngữ đăng trên các báo hải ngoại rất phù hợp và gây thích thú
cho tuổi thơ.
Về phần chúng tôi, là các phụ huynh trực tiếp,
cũng phụ đạo bằng cách lâu lâu cho chúng “đi thực tế” về quê cũ để tận mắt
chúng thấy con trâu đen, cánh đồng lúa, cây trái nhiệt đới, hoặc các cảnh lạ
nơi phố cổ Hội An, cảnh sông nước vùng đồng bằng sông Cửu... chưa kể cho chúng
làm quen với bà con xóm cũ, năng tiếp xúc với tín hữu hội thánh xưa hay cô bác
người thân dưới quê... hầu thấm nhập vào ký ức tuổi thơ nét đẹp đa dạng và tình
người chân chất của miền đất cội nguồn nơi ông bà cha mẹ nó đã sinh ra và lớn
lên.
Kết thúc câu chuyện duyên nợ của bố tôi với nước
Mỹ, ông vẫn xúc động tâm sự với chúng tôi là ông không thể ngờ trái đất xoay vần,
số phận đẩy đưa, ông lại có ngày trở lại xứ Mỹ, được cho đi kèm dạy các học trò
đủ mọi màu da, trong đó có cả chính con em gốc Việt của mình, để cùng đồng nghiệp
vun bồi, chia sẻ những kinh nghiệm phát triển cộng đồng trong quá trình hội nhập,
góp phần xây dựng các thế hệ mới tiếp nối trên miền đất luôn mở rộng vòng tay,
tạo cơ hội cho mọi người, bất kể xuất xứ, miễn có gan thì giàu có chí thì nên.
Ðỗ Mỹ Linh (với sự chấp bút của bố tôi)
No comments:
Post a Comment