From:
Kitchen dirty - Nhà bếp
dơ bẩn.
Dr.
Germ: Nhà bếp dơ bẩn hơn bồn cầu tiêu!
Bác
Sĩ Charles Gerba, người được mệnh danh là Dr Germ, là nhà vi sinh học kiêm
giáo sư trường Ðại Học Arizona ở Tucson. Ông từng nhận xét: “Trong hầu hết
các trường hợp, làm xà lách trên nắp bồn cầu còn an toàn hơn khi dùng bằng thớt.”
Ông nói: “Người ta
thường xuyên tẩy trùng bồn cầu nhưng họ quên rằng nhà bếp của họ cũng cần
được quan tâm không kém,” theo bài viết trong mục Today Health của MSNBC.
Dr. Germ từng nghiên
cứu từ năm 1973 về vi trùng ẩn nấp trong nhà cửa ở Hoa Kỳ, và khám phá của
ông có thể ảnh hưởng đến thói quen thường ngày của quí vị, như hay cất bàn
chải đánh răng trong tủ đựng thuốc ở phòng tắm, kể cả cách xả nước bồn cầu
(với nắp đậy lại). Sau đây là năm chỗ mà Dr. Germ nhận diện là nơi dơ bẩn
nhất trong nhà bếp và cho quí vị lời khuyên về cách trừ khử các vi khuẩn
1. Về miếng bùi nhùi rửa chén bát và khăn lau khô,
Dr. Germ nói: “Chúng tôi thăm dò bằng cách góp nhặt 1,000 miếng bùi nhùi và khăn lau dùng trong bếp,
và nhận thấy 10% có chứa vi khuẩn salmonella. Hai thứ này luôn
luôn ẩm ướt nên vi trùng dễ sinh sôi nảy nở Hầu hết vi khuẩn E. coli và các
vi trùng có trong phân thường cũng có trong các miếng bùi nhùi rửa chén và
khăn lau khô của nhà bếp.” Dr. Germ khuyên nên thay khăn lau chén mỗi tuần,
còn miếng bùi nhùi thì bỏ vào máy rửa chén hoặc để trong microwave chừng 30
giây.
2. Ðối với chậu rửa chén, Dr. Germ nói: “Vi
khuẩn E. coli có trong chậu rửa chén còn nhiều hơn trong
bồn cầu sau khi đã xả nước. Chậu rửa chén là nơi lý tưởng để E
coli sống và tăng trưởng vì ở đây luôn luôn ướt át và ẩm. Vi khuẩn sống nhờ
thức ăn người ta xả xuống đường cống và đồ ăn thừa còn dính trên chén đĩa nằm
trong chậu rửa.” Theo Dr. Germ, đây có lẽ là lý do tại sao chó thích uống
nước trong bồn cầu vì trong đó có ít vi khuẩn E coli. Dr. Germ khuyên nên giữ
vệ sinh chậu rửa chén thường xuyên bằng chất tẩy trùng dành riêng cho nhà
bếp. Giấm và nước chanh có thể trừ khử được một vài vi khuẩn nhưng không diệt
nổi mầm gây bệnh mạnh hơn, do vậy Cơ Quan Bảo Vệ Môi Sinh (EPA) không khuyến
khích dùng hai loại này.
3. Thớt, theo Dr. Germ, là nơi có vi khuẩn sống trong phân, 200 lần nhiều hơn so
với trong bồn cầu. Người ta thường chỉ xả nước lên thớt qua
loa, nhưng thịt tươi và thịt gà vịt thường để lại vi khuẩn salmonella và
campylobacter. Campylobacter là loại vi khuẩn thường có trong thịt sống. Theo
FDA, đây là nguyên nhân thường dẫn đến bệnh liên quan đến thực phẩm. Dr. Germ
khuyên nên dùng hai thớt khác nhau, một cho rau và một cho thịt, không dùng
lẫn lộn. Thớt nên tẩy sạch bằng chất tẩy trùng dành cho nhà bếp hoặc cho vào
máy rửa chén. Ðược hỏi thớt gỗ và plastic nên dùng loại nào, Dr. Germ khuyên
nên dùng loại bằng plastic.
4. Ngăn dưới cùng trong tủ lạnh là nơi có nhiều vi
khuẩn nhất vì ở đây thường ẩm và nước đọng từ trên rớt xuống.
Dr. Germ khuyên nên lau khô ngăn dưới cùng mỗi hai ba tuần bằng chất tẩy
trùng dành cho nhà bếp. Ðể tránh lây do chung chạ, nên để thịt sống ở
ngăn cuối cùng, riêng biệt với các thực phẩm khác.
5. Khu vực làm bếp (countertop), theo Dr. Germ, được xem
là nơi dơ nhất trong khu vực chậu rửa chén bát vì
người ta thường dùng miếng bùi nhùi hoặc khăn lau khô chén bát để chùi qua
loa, đó là hai thứ có chứa sẵn E coli cùng các vi khuẩn khác.
Dr. Germ khuyên nên dùng khăn giấy để chùi bề mặt khu vực làm bếp bằng chất
tẩy trùng dành cho nhà bếp vì khăn giấy hấp thụ ẩm nhanh, kể cả vi khuẩn. Sau
đó đem quăng là xong.
(TP)
|
|
__._,_.___
No comments:
Post a Comment