Thursday, March 30, 2017

Xa quê nhớ nước mắm


...Cục Khoa Học Y tế (DMS-Thái Lan) năm 2013, đã khảo sát chất lượng mắm với 471 mẫu của 118 nhà sản xuất nước mắm trên thị trường Thái. Kết quả ghi nhận 45,4% mẫu không đáp ứng tiêu chuẩn. Đa số có độ đạm thấp hơn so với ghi nhãn, hàm lượng acid glutamic (bột ngọt) cao, và đáng ghi nhận là 4,5% chứa chất bảo quản benzoate trên mức cho phép. Loại nước mắm pha (mixed fish sauce), hay gọi theo kiểu Việt Nam là nước mắm công nghiệp, vi phạm nhiều hơn....
Nước mắm Thái hầu hết đều sử dụng thêm enzyme để tăng tốc lên men, ra nước mắm nhanh. Họ cần năng suất, nhưng hương chưa kịp ngấu sẽ có mùi hơi ngai ngái.

  

 Xa quê nhớ nước mắm

Vũ Thế Thành


Một cô ký giả Mỹ chuyên viết về ẩm thực so sánh nước mắm Thái Lan và nước mắm Việt Nam thế này:
Cả hai đều làm từ cá cơm (anchovy), nhưng nước mắm Thái mặn hơn và có mùi “nặng” hơn.

Nước chấm làm từ cá thì nhiều nước làm: Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Trung Cộng, Philippines, Indonesia, Hàn Quốc…Người Nhật còn lấy cả mực làm nước chấm.

image
Nước mắm ở Phú Quốc

Cá nào cũng đem làm nước mắm được hết. Về mặt khoa học, đó chỉ là “chặt” nhỏ protein của cá thành acid amin do tác dụng của enzyme trong ruột cá, từ đó mới tạo ra hương và vị đặc trưng của nước mắm.
Nước mắm mỗi nơi mỗi vẻ
Hầu hết nước chấm làm từ cá của nước Á Châu có độ đạm khoảng 10, và họ quen với hương vị nước mắm như thế. Một vài loại nước mắm Thái có độ đạm khoảng 20, nhưng Việt Nam chuộng nước mắm đạm cao, có khi lên tới 30 – 40 độ.
Thái Lan và Việt Nam thường dùng cá cơm, một loại cá biển, nhỏ cỡ ngón tay trỏ để làm nước mắm. Nhưng có cả hơn trăm loại cá cơm, phân bổ mỗi vùng mỗi khác. Mỗi loại khi làm sẽ cho ra nước mắm có vị có hương khác nhau.


Ở Việt Nam có khoảng 6-7 loại cá cơm: cơm than, cơm đỏ,sọc tiêu, sọc chì, sọc phấn,…nhưng chỉ có 3 loại đầu được dùng nhiều vì cho chất lượng nước mắm ngon hơn.
Cũng một loại cá cơm, nhưng cá mỗi vùng lại ăn rong rêu khác nhau. Rồi cá mùa này gầy, cá mùa khác béo, năng suất ra đạm (phân rã cá) cũng khác. Tùy theo cách làm và cũng tùy thuộc loại cá, mà thời gian lên men kéo dài 4-6 tháng, có khi kéo dài cả năm hoặc hơn.
Hơn nữa thời tiết khí hậu mỗi nơi mỗi khác, ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành hương vị nước mắm. Chính cái “nắng gió” trời cho quanh năm này mà nước mắm Phan Thiết, Nha Trang trở nên lẫy lừng. Với Phú Quốc, ông Trời còn biệt đãi hơn nữa, vì ngoài thời tiết, cá cơm vào mùa to béo tươi ngon, chượp ra đạm nhiều. Chỉ có điều phải chượp lâu, có khi hơn cả năm, mà chượp lâu hương mắm càng đậm đà.


Những vùng khác yếu thế hơn, nhưng họ cũng biết đối phó với thời tiết, để có được những kỹ thuật làm nước mắm khác nhau, và cứ thế cha truyền con nối.
Có thể ép đạm, nhưng không thể ép hương
Nước mắm đạm cao thì thời gian ủ chượp phải lâu hơn, nhưng “chân lý” này không phải lúc nào cũng đúng. Người ta có thể dùng thêm enzyme để thúc đẩy sự phân giải protein cá thành đạm amin nhanh hơn, từ một năm còn 6 tháng, có khi nhanh hơn. Mà cũng tùy nguyên liệu nữa: cá nhỏ, cá dập nát phân giải nhanh hơn, cá tươi cá còn nguyên phân giải chậm hơn…

image
Nhưng hương thì khác, hương cần thời gian ủ chượp khá lâu, một năm hoặc hơn, để vi khuẩn kỵ khí phân giải chất béo và protein thành các chất dễ bay hơi để tạo ra mùi hương đặc trưng của nước mắm, và vị nước mắm cũng “đầm” lại, cái mà người ta gọi là hậu vị (after-taste) của nước mắm.

Nước mắm Thái hầu hết đều sử dụng thêm enzyme để tăng tốc lên men, ra nước mắm nhanh. Họ cần năng suất, nhưng hương chưa kịp ngấu sẽ có mùi hơi ngai ngái.


image
Ngư dân Phú Quốc
Cách làm nước mắm của người mình thường có tỉ lệ muối cao (3 cá 1 muối), còn các nước khác tỉ lệ muối ít hơn. Muối ít, lên men nhanh hơn, ra nước mắm lẹ hơn, và dĩ nhiên hương cũng kém hơn…Còn muối cao thì thời gian ủ chượp lâu hơn, có khi cả năm hoặc hơn, nhưng hương nước mắm ra đậm đà hơn. Nước mắm truyền thống “thứ thiệt” của Việt Nam thường hơi mặn hơn là vì thế.
Công nghiệp ép truyền thống
Làm nước mắm truyền thống thì quanh năm vất vả, nắng mưa dãi dầu, chăm mấy cái thùng còn hơn chăm heo đẻ, nhưng làm nước mắm công nghiệp thì nhanh cái rẹt, mỗi ngày ra cả vài chục ngàn lít là thường. Chỉ cần mua nước mắm thấp đạm về pha loãng, rồi thêm phụ gia hóa chất, đóng chai dán nhãn là xong.
Vị nước mắm là do acid amin do phân giải từ cá mà ra. Nước mắm công nghiệp (NMCN) chỉ cần cho thêm các chất tạo vị như bột ngọt, siêu bột ngọt (I+G)…
Hậu vị của nước mắm là do đủ loại acid amin từ cá tạo thành. NMCN làm gì có hậu vị.

image
Màu nước mắm là do chuyển hóa các chất đường, lipid và protein trong cá mà thành. NMCN chỉ cần thêm màu nhân tạo caramel, carmine, Brown HT…
Hương nước mắm là do nhiều chất dễ bay hơi hợp thành do phân giải cá mà ra. NMCN chỉ cần thêm hương nhân tạo. Hương cốm, hương nhài, hương nếp… Hương cà cuống còn nhái được, thì nhái hương nước mắm là chuyện…nhỏ.
Độ sánh của nước mắm là do protein tan trong nước tạo gel. NMCN chỉ cần thêm chất tạo sệt (thickening agents) như CMC, xathan gum…
Độ mặn của nước mắm phải cao để ức chế vi khuẩn gây hư (spoilage bacteria). NMCN không cần mặn cao, vì đưa thêm chất bảo quản benzoate, sorbate vào. Còn muốn mặn dịu hơn nữa thì thêm đường hóa học như aspartame và acesulfam K.
Độ đạm (tổng) nước mắm là protein cá phân giải. NMCN là nước mắm đạm thấp pha loãng.


image
Muốn tăng độ đạm muôn vàn thủ thuật, tử tế thì bổ sung đạm từ lúa mì (protein được thủy giải để dễ hòa tan), bá đạo thì thêm nước phụ phẩm bột ngọt…
Nước mắm công nghiệp ngọt đầm hương dịu, sóng sánh màu hổ phách,nói chung, thích gì chiều nấy. Vì thêm các phụ gia hóa chất được phép dùng trong thực phẩm, nên nước mắm công nghiệp về mặt an toàn thực phẩm, không có gì đáng than phiền. Còn bá đạo đến cỡ nào cũng tùy nhà sản xuất.
Nước mắm hải ngoại
Tôi có thể nói, nước mắm “Made in Thái Lan” ở bên Mỹ hay bên Châu Âu đa số là nước mắm công nghiệp. Thực ra nước mắm Thái cũng có loại zin, nhưng cũng chỉ cỡ 20 độ đạm là cao do khẩu vị của dân họ đã quen như thế. Còn nước mắm truyền thống Việt Nam loại ngon khoảng 30-40 độ đạm.


Ở nước ngoài, khai báo về độ đạm thường “nấp” vào trong cái bảng nhỏ xíu gọi là “thành phần dinh dưỡng” (nutrition facts) dưới dạng protein. Con số này phải chia cho 6,25 mới ra độ đạm. Người tiêu dùng hầu như không để ý chuyện này.
Có hãng quảng cáo, chỉ có anchovy extract (nước cốt cá cơm) và muối, nhưng lại có thêm đường ăn (sugar). Mấy nhà thùng nước mắm truyền thống Việt Nam mà biết chuyện “nước mắm có đường” chắc phải bở vía. Có đường, chỉ vài ba tháng nước mắm sẽ xuống màu, mất hương. Thế thì nước mắm đó là gì? Hoặc là dùng đường hóa học, hoặc là xài phẩm màu và hương nhân tạo.
Đến chơi nhà bạn bè ở nước ngoài, tôi thấy nhiều bà xài nước mắm Thái. Sao vậy, chê nước mắm Việt à? Không phải, tôi xài nước mắm Thái cho an toàn. An toàn thiệt không?


Cục Khoa Học Y tế (DMS-Thái Lan) năm 2013, đã khảo sát chất lượng mắm với 471 mẫu của 118 nhà sản xuất nước mắm trên thị trường Thái. Kết quả ghi nhận 45,4% mẫu không đáp ứng tiêu chuẩn. Đa số có độ đạm thấp hơn so với ghi nhãn, hàm lượng acid glutamic (bột ngọt) cao, và đáng ghi nhận là 4,5% chứa chất bảo quản benzoate trên mức cho phép. Loại nước mắm pha (mixed fish sauce), hay gọi theo kiểu Việt Nam là nước mắm công nghiệp, vi phạm nhiều hơn.
An toàn thực phẩm là chuyện vô vàn, rủi ro có thể xảy ra bất cứ chỗ nào, chỉ có thể hạn chế mà thôi. Xuất được chai nước mắm vào Mỹ, vào Châu Âu cũng chẳng dễ gì qua được đôi mắt sấm sét của cơ quan thẩm quyền bản xứ.

image
Trở lại câu chuyện cô ký giả Mỹ so sánh nước mắm Thái và nước mắm Việt. Dựa trên hình ảnh mà bài báo minh họa, cô ký giả đã không nhận ra rằng, cả 2 chai nước mắm đều sản xuất tại Thái Lan. Nước mắm Thái mà cô nếm là nước mắm zin, khoảng 20 độ đạm, nên có vị hơi mặn và hơi nồng. Còn chai nước mắm Việt (Made in Thailand) là nước mắm công nghiệp, nên ít mặn và dịu là đúng rồi.
Nhìn về đường cố lý…
Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, một người Việt tại Mỹ đã đăng ký nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc tại đây, và cho đến nay vẫn dùng thương hiệu Phú Quốc thoải mái. Công ty này mua nước mắm sản xuất tại Thái Lan, vận chuyển qua Thẩm Quyến hay Hồng Kông gì đó và đóng chai tại đấy, rồi xuất đi tứ phương. Nước mắm Phú Quốc thứ thiệt là thế này hay sao?


Hiện công ty này cũng có một xưởng làm nước mắm với quy mô nhỏ tại Phú Quốc. Nước mắm sau đó được xuất đi đâu đó để pha chế và đóng chai. Theo quy định về chỉ dẫn địa lý, nước mắm Phú Quốc phải được sản xuất và đóng chai dán nhãn ngay tại Phú Quốc.
Không riêng gì Phú Quốc, Phan Thiết cũng đã có Chỉ dẫn Địa lý cho nước mắm. Không đơn giản chỉ là đóng chai tại nguồn, mà nguyên liệu làm nước mắm phải là cá loại gì, đánh bắt ở đâu, chất lượng muối thế nào, ủ chượp ra sao, thùng chượp bằng gỗ loại gì,…. Và phải chịu sự kiểm soát lẫn nhau về tuân thủ quy định này mới được phép dán nhãn Chỉ dẫn Địa lý, chứ không phải cứ nước mắm sản xuất tại Phú Quốc hay Phan Thiết là được dán nhãn ấy.
Ai muốn mua nước mắm truyền thống thì căn cứ vào logo Chỉ dẫn Địa lý mà mua. Còn độ đạm, theo tôi cỡ 25 – 30 độ là tuyệt rồi. Còn chai nào ghi “nước mắm nhĩ” hay “nước mắm cốt” thì quên đi. Quảng cáo xạo đó! Nước mắm nhĩ giống như thóc giống. Có ai mang thóc giống đi rao bán bao giờ. Thực ra, độ đạm của nước mắm nhĩ cũng chẳng cao. Được trời đãi, cá cơm mập ú như ở Phú Quốc, mà “nhĩ” ở đây cũng chỉ cỡ 30 độ. Muốn nâng độ đạm, phải đem phơi và đổ lại vào thùng chượp để rút thêm đạm trong cá.


Không phải chỉ có nước mắm Phú Quốc hay Phan Thiết mới là ngon. Nước mắm mỗi vùng mỗi miền đều có hương vị riêng của nó. Anh bạn tôi, quê Quảng Trị, lưu lạc xứ người, mỗi lần ăn thịt heo luộc, bánh bột lọc, bánh ướt, …lại nhớ nước mắm Mỹ Thủy. Cái tên nước mắm vùng miền nghe lạ hoắc, vậy mà anh ta lại nhớ da diết.
Nước mắm không chỉ là hương và vị, nó còn mang theo cả ký ức của tuổi thơ, của một thời bình yên chỉ biết ăn và học. Hương vị nước mắm thấp thoáng trong lời của bản nhạc “… Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi…”(Thuyền Viễn Xứ , Thơ: Huyền Chi, Nhạc : Phạm Duy).
Xa quê mà dùng nước mắm công nghiệp thì buồn lắm, phải không?

Vũ Thế Thành
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay"

Saturday, March 25, 2017

Kitchen dirty - Nhà bếp dơ bẩn.

 


From:



 
Kitchen dirty - Nhà bếp dơ bẩn.


     

Dr. Germ: Nhà bếp dơ bẩn hơn bồn cầu tiêu! 
Bác Sĩ Charles Gerba, người được mệnh danh là Dr Germ, là nhà vi sinh học kiêm giáo sư trường Ðại Học Arizona ở Tucson. Ông từng nhận xét: “Trong hầu hết các trường hợp, làm xà lách trên nắp bồn cầu còn an toàn hơn khi dùng bằng thớt.”

Nhiều nơi trong nhà bếp được xem là bẩn hơn cả trong nhà cầu. Quí vị có tin không? (Hình: Josep Lago/AFP/Getty Images)
Ông nói: “Người ta thường xuyên tẩy trùng bồn cầu nhưng họ quên rằng nhà bếp của họ cũng cần được quan tâm không kém,” theo bài viết trong mục Today Health của MSNBC.
Dr. Germ từng nghiên cứu từ năm 1973 về vi trùng ẩn nấp trong nhà cửa ở Hoa Kỳ, và khám phá của ông có thể ảnh hưởng đến thói quen thường ngày của quí vị, như hay cất bàn chải đánh răng trong tủ đựng thuốc ở phòng tắm, kể cả cách xả nước bồn cầu (với nắp đậy lại). Sau đây là năm chỗ mà Dr. Germ nhận diện là nơi dơ bẩn nhất trong nhà bếp và cho quí vị lời khuyên về cách trừ khử các vi khuẩn

1. Về miếng bùi nhùi rửa chén bát và khăn lau khô, Dr. Germ nói: “Chúng tôi thăm dò bằng cách góp nhặt 1,000 miếng bùi nhùi và khăn lau dùng trong bếp, và nhận thấy 10% có chứa vi khuẩn salmonella. Hai thứ này luôn luôn ẩm ướt nên vi trùng dễ sinh sôi nảy nở Hầu hết vi khuẩn E. coli và các vi trùng có trong phân thường cũng có trong các miếng bùi nhùi rửa chén và khăn lau khô của nhà bếp.” Dr. Germ khuyên nên thay khăn lau chén mỗi tuần, còn miếng bùi nhùi thì bỏ vào máy rửa chén hoặc để trong microwave chừng 30 giây.

2. Ðối với chậu rửa chén, Dr. Germ nói: “Vi khuẩn E. coli có trong chậu rửa chén còn nhiều hơn trong bồn cầu sau khi đã xả nước. Chậu rửa chén là nơi lý tưởng để E coli sống và tăng trưởng vì ở đây luôn luôn ướt át và ẩm. Vi khuẩn sống nhờ thức ăn người ta xả xuống đường cống và đồ ăn thừa còn dính trên chén đĩa nằm trong chậu rửa.” Theo Dr. Germ, đây có lẽ là lý do tại sao chó thích uống nước trong bồn cầu vì trong đó có ít vi khuẩn E coli. Dr. Germ khuyên nên giữ vệ sinh chậu rửa chén thường xuyên bằng chất tẩy trùng dành riêng cho nhà bếp. Giấm và nước chanh có thể trừ khử được một vài vi khuẩn nhưng không diệt nổi mầm gây bệnh mạnh hơn, do vậy Cơ Quan Bảo Vệ Môi Sinh (EPA) không khuyến khích dùng hai loại này.

3. Thớt, theo Dr. Germ, là nơi có vi khuẩn sống trong phân, 200 lần nhiều hơn so với trong bồn cầu. Người ta thường chỉ xả nước lên thớt qua loa, nhưng thịt tươi và thịt gà vịt thường để lại vi khuẩn salmonella và campylobacter. Campylobacter là loại vi khuẩn thường có trong thịt sống. Theo FDA, đây là nguyên nhân thường dẫn đến bệnh liên quan đến thực phẩm. Dr. Germ khuyên nên dùng hai thớt khác nhau, một cho rau và một cho thịt, không dùng lẫn lộn. Thớt nên tẩy sạch bằng chất tẩy trùng dành cho nhà bếp hoặc cho vào máy rửa chén. Ðược hỏi thớt gỗ và plastic nên dùng loại nào, Dr. Germ khuyên nên dùng loại bằng plastic.

4. Ngăn dưới cùng trong tủ lạnh là nơi có nhiều vi khuẩn nhất vì ở đây thường ẩm và nước đọng từ trên rớt xuống. Dr. Germ khuyên nên lau khô ngăn dưới cùng mỗi hai ba tuần bằng chất tẩy trùng dành cho nhà bếp. Ðể tránh lây  do chung chạ, nên để thịt sống ở ngăn cuối cùng, riêng biệt với các thực phẩm khác.

5. Khu vực làm bếp (countertop), theo Dr. Germ, được xem là nơi dơ nhất trong khu vực chậu rửa chén bát vì người ta thường dùng miếng bùi nhùi hoặc khăn lau khô chén bát để chùi qua loa, đó là hai thứ có chứa sẵn E coli cùng các vi khuẩn khác. Dr. Germ khuyên nên dùng khăn giấy để chùi bề mặt khu vực làm bếp bằng chất tẩy trùng dành cho nhà bếp vì khăn giấy hấp thụ ẩm nhanh, kể cả vi khuẩn. Sau đó đem quăng là xong. (TP)









__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Monday, March 13, 2017

8 loại rau bạn chỉ cần mua 1 lần, lần sau ăn là có ngay tại nhà


 


8 loại rau bạn chỉ cần mua 1 lần, lần sau ăn là có ngay tại nhà

8 loại rau bạn chỉ cần mua 1 lần, lần sau ăn là có ngay tại nhà Những loại rau quen thuộc này lại ...
__._,_.___

Posted by: ngocchuong phan

8 loại rau bạn chỉ cần mua 1 lần, 
lần sau ăn là có ngay tại nhà


Những loại rau quen thuộc này lại có cách trồng dễ một cách bất ngờ luôn đấy!

Ngày nay, bạn có thể dễ dàng mua nhiều loại rau ưa thích từ chợ và siêu thị. Thế nhưng, không phải lúc nào rau bạn mua cũng an toàn, do đó hãy tự trồng cho mình một vườn rau nhỏ tại nhà với phương pháp dưới đây nhé!

1. Hành lá:



Khi nấu ăn, bạn hãy giữ lại phần rễ và khoảng 3cm phần ngọn non, ngâm chúng vào một cốc thủy tinh chứa nước và để nơi có ánh sáng. Chỉ vài ngày sau, nhánh hành đã bị cắt sẽ mọc lại phần lá xanh tươi hơn. Khi cần dùng, bạn chỉ cần cắt phần ngọn ra ăn, để phần gốc hành trong cốc nước để trồng tiếp nhé! Nếu muốn cây đẻ nhánh và lên tươi tốt thì bạn nên nhấc ra trồng ở đất sau 5 ngày.

2. Tỏi:


Mầm tỏi mọc từ các tép tỏi, mỗi tép sẽ phát triển thành một cây con. Khi tỏi bắt đầu mọc mầm, bạn hãy đặt chúng vào một cái đĩa sâu lòng với một chút nước. Khi mầm tỏi nhô tương đối cứng cáp, bạn có thể trồng chúng xuống đất vườn hoặc trồng trong các thùng xốp, lấp đất kín các tép tỏi. Rễ tỏi sẽ phát triển nhanh và mạnh nếu gặp thời tiết ấm áp.

3. Cải thìa:





Cắt bỏ phần lá phía trên để chế biến như bình thường và giữ lại khoảng 2cm phần thân sát gốc. Đặt gốc cải vào trong một bát nước ấm nhỏ sao cho chỉ ngập 2/3 là hợp lý. Sau 1 tuần ngâm trong nước, bạn có thể chuyển chúng ra trồng trong đất vườn hoặc trong các chậu tùy thích để giúp cây hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng hơn.

4. Cà rốt:



Giữ lại 3cm phần đầu của củ cà rốt, đặt vào khay có chứa nước, để khay ở trong phòng có ánh sáng tốt hoặc trên bệ cửa sổ. Sau vài ngày, phần lá xanh sẽ mọc tươi tốt thì bạn chuyển ra trồng ở đất nhé! Cà rốt sẽ cho củ sau khoảng 3 tháng.

5. Húng quế:



Đặt ngọn húng quế dài 5 – 7cm vào cốc nước, sau đó đặt dưới ánh sáng Mặt trời trực tiếp. Khi rễ mới mọc ra dài đến 5cm, bạn chuyển chúng vào chậu. Sau một thời gian, những nhánh đó sẽ phát triển đầy đủ thành cây húng quế. Bạn nhớ thay nước liên tục để cây không bị thối nhé!

6. Cần tây:



Giữ lại phần gốc, rửa sạch và đặt vào trong một chiếc đĩa hoặc bát nước ấm, rồi để nơi đầy đủ ánh nắng. Bạn lưu ý để phần gốc chìm trong nước và phần thân đã bị cắt hướng lên trên. Sau thời gian ươm mầm 5 – 7 ngày, bạn chuyển gốc cây cần tây sang trồng trong đất. Bạn có thể trồng ở bất kỳ nơi nào trong vườn hoặc trong các loại chậu tùy thích.

7. Xà lách:



Đặt gốc rau xà lách ngập ½ trong nước, đảm bảo giữ nước ở mức này, nếu để ngập hết gốc, xà lách sẽ bị thối, không thể mọc mầm và cho lá. Khi rễ mới xuất hiện, bạn chuyển cây vào đất, các lá xà lách sẽ phát triển kích thước rất nhanh trong điều kiện thoáng mát, đủ ánh sáng mà không cần bón thêm bất kỳ loại phân bón nào. Bạn có thể trồng bắp cải bằng cách tương tự nhé!

8. Rau mùi:




Nếu đặt nhánh rau mùi trong cốc nước, chúng sẽ phát triển thành cây. Ươm đến khi rễ đủ dài, trồng rau vào chậu đất. Đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, cung cấp đủ nước. Rau sẽ mọc rất tốt sau khoảng một tháng.

Theo Trí Thức Trẻ
18/07/2016

Saturday, March 11, 2017

Đồ chay giả mặn độc hại từ Đài LoaN



From:

Objet: Tr : Đồ chay giả mặn độc hại từ Đài Loan
THân chuyển,
Mình biết ăn thứ gì bây giờ?
DT


 
Đừng quá tin "Ba Tàu" Đài-Loan
Đồ chay giả mặn độc hại từ Đài LoaN
Thực phẩm chay bày bán ở chợ không rõ nguồn gốc được nhiều người ưa chuộng
      Mấy năm gần đây, ở các thành phố lớn, rộ lên phong trào ăn chay vào các ngày rằm, mồng một. Vì thế, các nhà hàng chay mọc lên ngày càng nhiều với hàng trăm món ăn hình thức bắt mắt mà người đời thường gọi là “món chay giả mặn”. Có điều, ít ai biết được rằng, chính cách ăn chay “nửa mùa” này tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe con người.
Đồ chay giả mặn làm bằng thịt động vật. 
        Cách đây không lâu, hơn 2 triệu người ăn chay ở Đài Loan đã bị một cơn chấn động kinh hoàng khi báo chí công bố sự thật khủng khiếp về công nghệ chế biến đồ chay giả mặn. Cơn “đại địa chấn” ấy bắt đầu từ cái chết của một bà mẹ vốn là một phật tử. Khi gia đình đưa bà đến bệnh viện cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán bà bị triệu chứng của bệnh bò điên. Song gia đình không tin vào chẩn đoán ấy bởi bà là người ăn chay trường.

Bánh hỏi thịt quay chay
        Đã hơn 30 năm rồi, bà không hề đụng đến một miếng thịt, cá. Cuối cùng, chính các con của bà đã khám phá ra một sự thật kinh hoàng: Nguyên nhân dẫn đến cái chết của mẹ mình chính là những đồ chay giả thịt lợn xay, bò xay mà bà đã dùng hàng ngày.
        Từ cái chết gây chấn động ấy, báo chí đã vào cuộc điều tra và những việc ẩn khuất bên trong các nhà máy chế biến đồ chay giả mặn dần được tiết lộ. Sự thật cuối cùng được phơi bày: Các nhà máy đã đưa thịt cá động vật ôi thiu vào trong đồ chay giả mặn. Hơn 2 triệu tín đồ ăn chay Đài Loan choáng váng. Báo chí gọi đó là “những hành vi độc ác thật đáng ghê tởm” và chỉ ra hàng loạt các dạng thức chế biến những món ăn chay độc ác này.
        Để chế biến món chao, bình thường, nếu làm theo phương pháp lên men cổ truyền thì phải mất nhiều tháng. Nhưng để làm cho nhanh, nhà sản xuất đã nhúng tào phớ vào acid cực mạnh rồi bỏ vào trong hũ, ngâm với nhũng vỏ tôm hư thối để những con giòi bọ trong đó bò quanh tào phớ. Một ngày sau, tào phớ đã thành chao. Sau đó, chao được lấy ra bán cho thực khách.
Cá kho chay
        Một nam thanh niên từng làm cho một công ty sản xuất đồ chay giả thịt đã tìm đến tòa soạn báo Đài Bắc để tố cáo về những tội ác man rợ “giết người không dao” của công ty này. Anh cho biết, anh đã không thể chịu đựng nổi về cách làm đồ chay giả thịt ở đây vì nó quá ác độc. Những đồ chay giả thịt được tạo hình dạng giống như thịt động vật dùng ở các tiệm ăn ở Đài Loan đều có thành phần thịt động vật trong đó, đặc biệt là đồ chay giả thịt lợn xay.
        Rất nhiều thịt lợn, thịt bò đóng hộp nhập cảng từ Mỹ, Nhật Bản hoặc Thái Lan, khi được chở đến Đài Loan, ngay lập tức các nhãn hiệu trên đồ hộp này đều được xé bỏ và thay bằng nhãn hiệu “Đồ chay giả thịt lợn xay”. Làm như vậy, giá hàng sẽ tăng vọt lên đến 100 đôla Hồng Kông cho mỗi cân Tàu (khoảng 300 gram). Ngoài ra, họ còn xào thịt lợn thật với thịt bò hoặc nước cốt thịt, tạo mùi thơm mạnh hơn để dễ bán hàng. Họ tin rằng với hương thơm mạnh và xu hướng thích ăn chay sẽ mang lại thêm nhiều thực khách.
        Báo chí Đài Bắc giật tít: “70% các đồ chay giả thịt có chứa những sản phẩm động vật khiến cho người ăn chay phá giới! Quý vị ăn chay hãy coi chừng!” cùng những thông tin kinh hoàng: Có đến 15 mẫu trong tổng số 21 mẫu đồ chay giả thịt được Hội Bảo vệ người tiêu dùng lấy từ các khu chợ để xét nghiệm có chứa thành phần động vật.
        Những sản phẩm này là thịt viên chay (meatballs), cá viên chay (imitation fish balls), bánh cá chay (imita­tion fish cake), hoành thánh cá chay (imi­tation fish dumplings) và tempuras chay... Tỉ lệ không đạt tiêu chuẩn lên đến 70%. Ăn những sản phẩm này làm cho những người ăn chay vô tình phá giới.
  
Thịt vịt hộp chay
        Quá kinh ngạc, Hội đã tích cực thử nghiệm thêm nhiều mẫu lấy từ các siêu thị và giật mình kinh hãi: Những mẫu vật này cũng được trộn với sản phẩm động vật. Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc men đã yêu cầu giữ những mẫu vật này để điều tra thêm và yêu cầu người tiêu dùng chỉ nên mua những thức ăn chay có đóng gói với nhãn hiệu đầy đủ rõ ràng cùng với thành phần sản phẩm được liệt kê đầy đủ công khai, tránh mua đồ chay giả thịt theo lố không có nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu không rõ ràng. Nếu đủ chứng cớ, nhũng công ty sản xuất đồ chay giả thịt độc ác này sẽ bị phạt đến 200 ngàn đô la và tước giấy phép hoạt động.
        Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc men Đài Loan đã kiểm tra nhiều siêu thị và các ngôi chợ ở phía Nam và phía Đông thành phố. Họ lấy thêm 48 mẫu đồ chay, một số bán theo lố để ở ngoài và một số có đóng bao. Kết quả là hầu hết những bao có nhãn hiệu với thành phần rõ ràng, chi tiết, có thông tin đầy đủ về công ty sản xuất đều đạt tiêu chuẩn kiểm phẩm.
Tôm chay xào thập cẩm
        Song nhưng thực phẩm chay bán theo lố thì khác. 4 trong số 15 mẫu có chứa thịt heo và thịt gà. Tuy nhiên, Hội cũng cảnh báo rằng: Ngay cả những thực phẩm chay có đóng bao không hẳn là an toàn tuyệt đối. Bởi ngay cả những sản phẩm có nói rõ các thành phần bên trong hoặc có chi tiết về công ty sản xuất, một số bao bì này không phải là bao bì chính thức.
Những nguy cơ ẩn tàng trong các món chay... “nửa mùa” ở Việt Nam. 
        Cơn “đại địa chấn” về đồ chay giả mặn ở Đài Loan, ngay lập tức, gây một chấn động không nhỏ đến cộng đồng ăn chay ở Việt Nam, nhất là đối với nhũng thực khách hay ăn uống ở các nhà hàng. Bởi khá nhiều nhà hàng chay ở Việt Nam đã nhập nhiều đồ chay giả mặn từ Đài Loan.
        Chẳng ai biết thực sự những đồ ăn ấy có nằm trong danh mục những mặt hàng “gây tội ác” ở Đài Loan hay không. Song có một điều chắc chắn là, các món chay giả mặn chủ yếu phải sử dụng đến các chất phụ gia, phẩm màu... và chất bảo quản độc hại.
Vịt quay chay
        Chi cục An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh từng công bố một kết quả khiến những người ăn chay trường phải giật mình: Hàm lượng acid oxalic, chất gây sỏi thận có trong thực phẩm chay khá cao. Kết quả này được đưa ra sau khi Chi cục Vệ sinh thực phẩm kiểm tra 4 mẫu mì thường được dùng trong các mẫu đồ ăn chay như hủ tiếu khô, mì sợi khô, mì căn.
        Khảo sát thị trường thực phẩm chay được bày bán tại một số chợ đầu mối ở TP.HCM như chợ Lớn (quận 6), chợ An Đông (quận 5), chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh), phóng viên thấy, phần lớn các loại mì căn, hủ tiếu, đậu phụ... được sản xuất thủ công trong nước với giá bình dân, phần còn lại là các loại nhập khẩu. Trong đó, hàng nhập khẩu có giá bán khá cao làm giả theo các loại thức ăn mặn. Gần như có bao nhiêu món mặn ở ngoài đời là có bấy nhiêu món chay tương tự.
        Ngoài ra, “góp mặt” vào thực đơn để đãi tiệc còn có nhiều thực phẩm chay như heo sữa quay, gà phát tài, chả lụa, chả quế, chả cá, nem chua... Hầu hết thực phẩm chay đóng gói sẵn có giá khá “mềm”, chỉ khoảng 13.000 - 32.000đ/gói (120 - 250g) và 62.000 - 110.000đ/kg. Chả lụa chay giá 100.000 đồng/kg, chả nấm 110.000 đồng/kg, chả bó sả 85.000 đồng/kg, chả quế, chả cốm 75.000 – 80.000 đồng/kg; ruốc thịt chay khoảng 170.000 đồng/kg. Điều đáng báo động là phần lớn các loại đồ chay đều thuộc diện: không nhãn mác, không hạn sử dụng và cơ sở sản xuất. Nếu có nhãn thì ghi chung chung.
  
        Theo các chuyên gia, để tạo ra được hương vị, hình dáng giống như thức ăn mặn thông thường, nhà sản xuất buộc phải cho thêm chất hóa học để tạo màu, mùi, vị. Đặc biệt, phải có thêm chất định hình, để tạo hình cho giống các loại thịt, cá. Những chất này đang bị thả nổi trên, thị trường, phần lớn không nhãn mác, không hạn sử dụng, không đơn vị sản xuất và được giao bán với giá cả khá mềm.
        TS Phan Thế Đồng - nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nông - Lâm TP.HCM cho biết, acid oxalic kết hợp với sắt, canxi, natri, kali... trong cơ thể sẽ kích thích ruột và gan. Acid oxalic liên kết với canxi, do đó nếu sử dụng thực phẩm chứa acid oxalic trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu hụt chất khoáng, chất dinh dưỡng. “Người có các rối loạn liên quan tới thận, thấp khớp, bệnh gút... không nên dùng thực phẩm chứa acid oxalic. Người có tiền căn sỏi thận nếu dùng thức ăn chứa acid oxalic dễ có nguy cơ sỏi thận, làm nghẽn đường tiết niệu” - TS Đồng cảnh báo.
 
        Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là lâu nay, nhiều người cho rằng, chỉ có chất bảo quản mới gây hại. Song đối với thực phẩm chay, trên thực tế, nhiều chất khác như tạo mùi, vị, định hình... còn độc hại hơn. Chính vì suy nghĩ, “đồ chay là sạch, vô hại” nên ít khi thấy cơ quan chức năng kiểm tra loại thực phẩm này.
        Trong khi đó, trào lưu ăn chay đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Thiết nghĩ, để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, các cơ quan quản lý nên yêu cầu nhà sản xuất giải trình các chất sử dụng trong sản phẩm chay, tránh tình trạng gian lận, đánh lừa người tiêu dùng.






__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay"

Thursday, March 2, 2017

Chế biến phơi mực 1 nắng này các bác - mại dô , mại dô


=============

From: Bê Ta [
Sent: Tuesday, February 28, 2017 8:22 AM
To: Undisclosed recipients:
Subject:
Chế biến phơi mực 1 nắng này các bác - mại dô , mại dô
Chế biến phơi mực 1 nắng này các bác
Image result for phơi mực ruoi bu
Về VN Xin đừng mua đem về MỸ để làm quà nghe các bác !

https://m.youtube.com/watch?v= 5PJ3w8Zx77E
Image result for phơi mực ruoi bu
--------------

Mời các bạn rảnh thì xem cái video nầy. thật là đẹp và ít có người làm được
♪ ♫ Amazing Artist ♪ ♫ Miyoko Shida RIGOLO Unbelievable performance
https://www.youtube.com/watch? v=opq4w4riIXc
Người nghệ sĩ nầy 52 tuổi,  lúc trình diễn trong video nầy. 





------------
Thưa các bạn có cái email nầy tôi gởi đi từ nhiều năm trước, nay tình cờ quay trở lại tôi, mời các bạn cùng đọc
From:
Thuận Lê [mailto:
Sent: Monday, February 27, 2017 4:50 PM
To: undisclosed-recipients:
Subject: Fwd: [donghuongsia] Fw: Warm up xe hơi! !
!

FYI
Một chuyện khác về xe hơi mà tôi tin 99% các bạn lái xe từ nhỏ tới giờ không biết, biết sai tuốt, ngược tới 180 độ. Không tin thì đọc thử coi. Thợ máy xe có người không biết nói chi là người chỉ biết lái xe như các bạn

Chuyện thường ngày mà ít người biết vể xe hơi.
Chuyện nầy tôi tin là 99% các bạn lái xe dù đã lái xe 30 năm hay 50 năm vẫn lầm. Hiểu sai một cách tai hại.
Thường sáng ra trước khi chạy xe đi đâu thì lên xe mở máy chờ tí xíu cho “nóng máy” rồi mới chạy, đúng không. Thưa tầm bậy hết sức. Chắc có bản sắp lên tiếng phản đối. Thưa tôi nó có sách, mà sách thì có chữ in, chữ in dưới đây được in từ bên Đức đó nghe.


Đây là hình scan từ Owner’s Manual của chiếc xe Audi. Đại khái nói rằng (sáng ra, hay chiều về)
đừng có mở máy xe để chạy “ga-ran-ti” chờ cho máy xe nóng rồi mới lái xe đi. Vì chạy vòng quay chậm (chạy “ga-ran-ti”) lúc máy xe còn nguội sẽ làm máy xe sẽ chóng mòn. Hể nổ máy là lái xe đi ngay, như vậy ít mòn xe máy hơn, nhưng nhớ lái đi từ tốn, đừng rồ ga vọt cái ào, chờ xe nóng lên cái đã. Xe chạy tốt nhất, ít phun khói chứa chất làm ô nhiểm khi nhiệt độ máy lên đúng mức.  Đố các bạn làm sao biết xe đã đủ nóng. Thưa để ý cái kim nhiệt độ, thường nó đứng yên không lên tiếp mà không hạ xuống thì đó là nhiệt độ tối ưu.

Sách in nói đàng hoàng đó nghe. Sao có phải 99% các bạn không biết điều nầy và làm ngược lại phải không. Nhớ nhiều lần chở bạn bè sáng ra tôi vừa đề máy vô số chạy luôn, bạn tôi chưng hửng, ngăn lại bảo chờ xe nóng máy đã.

Các bạn là tay ngang thì chắc là không biết điều nầy, nhưng tôi tin, có khi sai, thợ máy xe cũng có nhiều người không biết điều nầy. Đâu thợ máy trong đây cũng bộn, các bạn trả lời thực bụng đi. Các bạn có mở máy là chạy liền hay không? Nói thực đi.

Nhớ lúc còn lái xe đường trường (10 năm gian lao đó) tôi tấp vô rest erea thấy người Việt Nam ta dừng xe láng cóng lại, tắt máy, mở cốp lên cho xe nguội. Tầm bậy hết sức, máy xe chế tạo để chạy 24/24, có nghĩa là khi đạt tới nhiệt độ tối ưu  thì nó không có nóng thêm nữa, nó tự điều nhiệt. Hãng đã set sẳn tới nhiệt độ nào là đúng mức hay nhất cho máy xe. Nóng hơn thì quạt và hệ giải nhiệt hoạt động mạnh cho nó trờ lại bình thường, còn nguội hơn thì nó không hoạt động chờ cho nhiệt độ tăng đủ mức cần thiết.
Cứ làm xe nguội rồi lại làm nóng là không đúng cách đâu. Dừng lại rest erea thì tắt máy cho đở hao xăng và đở khói, chớ không cần mở cóp xe lên cho nguội máy đâu, chúng ta cần máy nóng chớ không cần nó nguội.


     
    







__._,_.___


Posted by: <tntimnguyen

Featured Post

5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam

     WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos)  https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBx...

My Blog List

My Blog List