Friday, September 27, 2013

Người Việt giết người Việt dưới chế độ CSVN ưu việt


From: Chan Trinh <
Sent: Wednesday, September 25, 2013 5:09 PM
Subject:  Khiếp chưa. Ănchớ b ỏ tương ớt vào tô phở nhé 

 

*:(( crying*&gt;:) devilNgười Vit giết người Vit dưới chế đ CSVN ưu vit

 

.

 

 

Tương ớt VN. - Ăn phở ĐỪNG BỎ tương ớt vào tô phở.
 
 
Dùng thuốc nhuộm vải chế tương ớt giữ đẹp màu Rhodamine B
HÀ NỘI - Khám phá mới đây làm chấn động Hà Nội, tất cả các mẫu tương ớt được sản xuất tại một nhà máy lớn ở huyện Phú Xuyên có chứa rất nhiều hóa chất độc hại.
Theo khám phá của các cơ quan chuyên môn tại Hà Nội thì hóa chất này là loại bột màu vàng và màu đỏ có tên gọi là Rhodamine B. Loại bột màu này được sử dụng trong ngành nhuộm vải chứ không có trong danh sách phụ gia thực phẩm được phép sử dụng.
Theo Trung Tâm Phân Tích và Giám Ðịnh Thực Phẩm Quốc Gia, tất cả các mẫu tương ớt được sản xuất tại xưởng sản xuất nói trên đều có chứa Rhodamine B. Ðây là hóa chất cực độc gây ung thư cho người sử dụng.
Theo ông Dương Văn Ðình 46 tuổi, chủ xưởng sản xuất tương ớt, thì bột Rhodamine B được mua tại phố Hàng Gà ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với giá chưa tới 10 đô la mỗi kí lô. Ông này cũng cho biết đã sản xuất tương ớt bằng “công thức pha chế với Rhodamine B để giữ cho đẹp màu” gần 2 năm nay. Tất cả sản phẩm ra đời đều được bày bán công khai tại cửa hàng trước nhà và phân phối khắp Hà Nội, cũng như các tỉnh thành lân cận và nước ngoài.
Theo báo Giáo Dục Việt Nam, ông Ðình chỉ bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng tức khoảng 750 đô vì sử dụng hóa chất gây ung thư để chế tương ớt. Trong khi theo dư luận, hoạt động của cơ xưởng của ông Ðình không khác hành vi đầu độc và giết chết lần hồi hàng triệu người tiêu thụ.
Ðầu năm ngoái, khi mọi người mua sắm chuẩn bị Tết Tân Mão, báo chí ở Việt Nam làm mọi người hốt hoảng khi đưa tin bột Rhodamine B được pha chế thoải mái vào hạt dưa cho đẹp mắt cũng như làm ớt bột ở nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam. Lúc đó, người ta chỉ chú ý tới miền Trung mà không thấy có hành động kiểm soát gì đối với các chất phụ gia độc hại thêm vào thực phẩm ở miền Bắc.
Để tăng độ đỏ, đẹp cho sản phẩm, ngoài chất bảo quản, cứ 50 lít tương ớt cho thêm 4 thìa Rhodamine B - chất gây ung thư, và 5 thìa bột màu vàng (chưa xác định).
Rhodamine B - chất gây ung thư bị phát hiện trong tất cả các mẫu tương ớt thu tại một cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Đây là vụ “ướp” hóa chất vào tương ớt, “hạ độc” người tiêu dùng thứ 2 bị phát hiện.
Chất bột thu giữ tại xưởng sản xuất là Rhodamine B

Như Báo ANTĐ đưa tin, ngày 18-9, Đội 4 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường - CATP Hà Nội, phối hợp với CAH Phú Xuyên, kiểm tra việc chấp hành quy định về VSATTP trong chế biến, sản xuất tương ớt, tại cơ sở nhà ông Dương Văn Đình (SN 1965), ở Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên phát hiện hàng trăm lít tương ớt thành phẩm, được đóng can chờ tiêu thụ.

Kết quả phân tích đến nay cho thấy, 6 mẫu tương ớt đều có Rhodamine B. Mẫu có hàm lượng Rhodamine B cao nhất là 14,03mg/kg. Hai gói bột màu đỏ và tím thu giữ tại xưởng là Rhodamine B - chất nhuộm vải công nghiệp, không có trong danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng tại Việt Nam.

Làm việc với cơ quan công an, bà Bùi Thị Chung - vợ ông Đình khai nhận: Rhodamine B được bà mua tại một hàng bán bột màu trên phố Hàng Gà, quận Hoàn Kiếm, với giá 18.000 đồng/100gam. Việc “đầu độc” người tiêu dùng được cơ sở lén lút thực hiện từ đầu năm 2010 đến nay. Theo bà Chung, để tăng độ đỏ, đẹp cho sản phẩm, ngoài chất bảo quản, cứ 50 lít tương ớt bà cho thêm 4 thìa Rhodamine B và 5 thìa bột màu vàng (chưa xác định). Tương ớt thành phẩm chứa chất gây ung thư được cơ sở nhà ông Đình bán công khai tại nhà, và giao cho nhiều cửa hàng ăn tại TP Hà Nội, tỉnh Hà Nam.
Kết quả phân tích được cơ quan chức năng công bố

Dù biết Rhodamine B là hóa chất gây ung thư, song để có đầy tủ tài liệu, chứng cứ chứng minh cơ sở sản xuất của ông Đình vi phạm pháp luật hình sự, cố tình chế biến tương ớt “gây thiệt hại cho tính mạng tức thì, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng” là rất khó.
Khiếp chưa. Ăn phở chớ bỏ tương ớt vào tô phở nhé .

Thursday, September 5, 2013

10 loài nấm quan trọng cho sức khỏe con người


 

10 loài nấm quan trọng cho sức khỏe con người


Các loại nấm ăn là những món khoái khẩu của rất nhiều người, không chỉ có vậy các loại nấm này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch... 

 

1.Nấm tai mèo: Còn được gọi là Mộc nhĩ đen: Đây là một loại nấm ăn được có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hoá. Đặc biệt, với tính năng lượng huyết và hoạt huyết, mộc nhỉ đen là một loại thực phẩm làm thuốc rất quý có tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Nấm hương: Còn gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tín, hương tẩm..., được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật”, là “vua của các loại rau” (can thái chi vương). Trong 100 g nấm hương khô có 12-14 g protein (vượt xa so với nhiều loại rau khác).

 


 

Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa... Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu

sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Nấm mỡ có công dụng bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, tiêu thực. Đây là thực phẩm thích hợp cho những người chán ăn, mệt mỏi do tỳ vị hư yếu, sản phụ thiếu sữa, người viêm phế quản mạn, viêm gan mạn và mắc hội chứng suy giảm bạch cầu. Nấm mỡ rất giàu đạm, nguyên tố vi lượng và nhiều loại axit amin quý. Nó có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn ecoli. Trong bữa ăn hằng ngày, nấm mỡ được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tác dụng của nó và tạo cho món ăn có hương vị thơm ngon, người ta thường phối hợp nấm mỡ với nhiều loại thực phẩm khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4- Nấm rơm tính mát, vị ngọt, có công dụng bổ tỳ, ích khí, thanh nhiệt, hạ huyết áp, chống các loại u bướu. Có thể chế biến riêng nấm rơm để ăn hoặc dùng phối hợp trong các món ăn bài thuốc khác.

 

 

Nấm rơm chữa được các bệnh như: di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, tiểu tiện không tự chủ. Chữa cơ thể suy nhược, trí nhớ giảm sút, hỗ trợ chữa ung thư và một số bệnh truyền nhiễm. Hỗ trợ điều trị các vết lở loét khó kín miệng….

 


 

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/xuanhung/2012_02_29/nam_tot_cho_suc_khoe_5.jpg

 

 

5. Nấm mối là một loại thực phẩm quý hiếm, hương vị ngọt, thơm đặc trưng không loại nấm nào thay thế được.

 


 

Mùa nấm mối bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8. Tại thời điểm đó, tận dụng thời tiết lúc nóng, lúc ẩm, lúc mưa xen nhau, đất mềm xốp, mối dùng khả năng riêng tiết ra những chất đặc biệt tạo men nấm bọc quanh tổ mối.

Nấm mối có hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lão hóa và có khả năng ức chế tối đa sự sinh trưởng của các virus

 

 


 

 

6.Nấm trâm vàng: Nấm Trâm vàng thường xuất hiện vào cuối mùa thu, đầu mùa xuân, loại nấm trâm vàng này có hình dáng hơi nhỏ, thân dài giống như rau trâm vàng, ưa thích nhiệt độ thấp, thậm chí có thể sinh sống trong gió tuyết.

Là một trong những loại nấm ăn ngon, được nổi danh từ rất lâu, nấm trâm vàng có mùi vị rất đặc trưng, thịt nấm ngon, mềm, bên trong có chứa tới 8 loại axitamin có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt.

     

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7.Nấm mỡ gà: Nấm có hình dáng khá đặc biệt, mép xung quanh nón nấm nhô lên cao trong khi phần đỉnh giữa lại lõm xuống và màu sắc toàn thân nấm màu vàng mơ hay màu lòng đỏ trứng gà nên được gọi là nấm mỡ gà. Thân cây nấm thuộc chất thịt, màu trắng ngả vàng, ăn có vị ngọt, nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt nấm mỡ gà có hoạt tính chống ung thư, có tác dụng khống chế các tế bào gây ung thư.

 


 

 

8.Nấm hải sản: Có màu trắng sáng, vị như hải sản, chứa nhiều protein và a-xít amin, rất tốt cho sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng.

 


 

 

9.Nấm vị cua: còn có tên gọi là nấm Ngọc Tẩm. Đây là loại nấm có vị cua độc đáo. Nấm chứa chất lysine, arginine, dextran, có tác dụng phát triển trí óc (nhất là đối với thanh thiếu niên), kháng dịch, chống xơ gan, nâng cao thể lực để phòng bệnh.

 


 

10.Nấm Linh chi: Đây là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh.Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài có 1 màu riêng: nâu, đỏ vàng, đỏ cam).Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận và hình tròn.

 


 

 

CÔNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI NẤM (1)

 

Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm có tác dụng t ăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu và chống phóng xạ, thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch…

 

Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm có tác dụng t ăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu và chống phóng xạ, thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch…

 


Trong nấm có các thành phần dinh dưỡng tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lão hoá, kích thích cơ thể sản sinh hoạt chất interferon (chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng của các loại virus, ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển tế bào ung thư trong cơ thể).Ăn nấm giúp lưu thông khí huyết, thải độc tố ra ngoài cơ thể, giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Đặc biệt, nấm vừa là "rau sạch", vừa là "thịt sạch". Tác dụng của từng loại nấm cụ thể có trong Menu như sau:

 

1/ Nấm đùi gà (King Oyster Mushroom hoặc Shimeji Mushroom)

 

 

 

Hình dạng: Nấm có phần nón hình cầu, thân nhỏ dài giống như đùi gà. Khi nấm còn non có thể dùng để nấu ăn, chất thịt nấm rất giòn, mùi vị thơm ngon. Công dụng:Trợ giúp tiêu hoá,giúp người ngán ăn trở nên thích ăn, đồng thời chữa bệnh tiểu đường tốt, hạ thấp nồng độ đường trong máu, nhất là có tác dụng cho bệnh trĩ.
Chú ý: khi đang ăn loại nấm này không nên dùng rượu

 

2/ Nấm bạch ngọc (Onyx Mushroom)

 


 

Công dụng: Nấm bạch ngọc được tôn là "cành vàng lá ngọc" của các loại nấm, công dụng của nó là an thần bổ não.chữa bệnh thần kinh suy nhược và hay quên, mất ngủ,…

 

3/ Nấm Linh chi (Ganoderma Mushroom)

 


 

Đây là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh.Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài có 1 màu riêng: nâu, đỏ vàng, đỏ cam).Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận và hình tròn.
Công dụng: Nấm Linh Chi là dược thảo bổ sung cho sức khỏe có tác dụng tốt cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Ngoài ra, còn có tác dụng trị đau nhức, chống dị ứng, kháng viêm, kháng khuẩn, chống ung thư, kháng siêu vi, làm giảm huyết áp, trợ tim, làm hạ cholesterol, làm giảm xơ cứng thành động mạch, giúp thư giãn thần kinh, làm thư giãn bắp thịt.

 

4/ Nấm đông cô (Shiitake Mushroom)


 

Nấm đông cô đã được trồng từ hàng ngàn năm nay tại Á châu trên các thân cây. Mũ nấm lớn khoảng 5-20cm, màu nâu vàng, nâu xám, nâu đậm, có hình cung, mũ và thân mọc chắc liền nhau. Thân vàng nâu, mọc móc xéo qua 1 bên hoặc ở trung tâm.Thịt nấm trắng đến vàng lạt.Mùa nấm có quanh năm và nấm có mùi vị như hành.


Công dụng: Loại này không những là 1 món ăn ngon,mà còn có tác dụng chữa bệnh như hạn chế ung thư, tăng sức đề kháng.Trong nấm có chứa chất Letinan, có tác dụng hỗ trợ chất insulin làm thuận ợi cho lượng đường trong máu, chất Letinan cũng làm cho cơ thể khoẻ lại khi bị stress hoặc kiệt sức. Trong nấm còn có chất Eritadenin có khả năng làm giảm cholesterol trong cơ thể.Ngoài ra, loại nấm này còn chứa tất cả 7 loại amino acid cần thiết cho cơ thể và chứa 1 số lượng provitamin ergosterol rất cao. Vì nấm đông cô có chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể nên những người ăn chay nên thường xuyên sử dụng loại nấm này.

 

5/ Nấm rơm ( Straw Mushroom)


 

Nấm rơm tên khoa học là Volvariella volvaceae, chứa nhiều Vitamin A,B1,B2,PP,D,E,riêng vitamin C chiếm đến 160mg/100gr. Ngoài ra, nấm rơm còn chứa 7 loại axit amin mà cơ thể không thể tổng hợp được.
Công dụng: Nấm rơm là món ăn trị được nhiều bệnh như: Yếu sinh lý, gan nhiễm mỡ, khí huyết kém, khó ngủ, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Chú ý: nấm rơm hàn mát, thịnh âm nên dung thêm sả, gừng, tiêu ớt sẽ tăng dược

 

6/ Nấm bào ngư (Pleurotus Mushroom)
Có màu trắng đục, mũ hơi lệch nghiêng, không thẳng góc.Khi nấu chin, nấm không mềm nhũn mà giòn, ngọt, tính ấm.
Công dụng: Nấm bào ngư có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm cholesterol máu, tăng cao năng lực tạo máu của tuỷ xương, phòng ngừa cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não

 


 

7/ Nấm kim châm (Enoki Mushroom hoặc Golden Mushroom)

Công dụng: Nấm kim châm rất hữu ích cho người già, người bị huyết áp cao. Loại nấm này chứa 1 chất có tác dụng chống ung thư rất hiệu qủa. Nấm kim châm chứa nhiều lysine rất cần cho quá trình sinh trưởng, cải thiện chiều cao và trí tuệ trẻ em, hạ mỡ máu, phòng chống bệnh lý viêm loét đường tiêu hoá và bệnh gan mật.

 


8/ Nấm bạch tuyết (Snow fungus Mushroom)

Công dụng: Nấm bạch tuyết tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, giảm cholesterol trong máu, rất có lợi cho sức khoẻ.


Nấm giúp tăng cường miễn dịch

Nấm không chỉ góp phần tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus...


 

 

Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Arizona của Mỹ.

 

Theo nhận định của các nhà khoa học này thì các loại nấm thông thường như nấm hương lại chính là tác nhân hiệu quả nhất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể hơn là các loại nấm khác.

Để lý giải cho việc liệu nấm có thực sự có tác dụng đối với hệ miễn dịch, các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành hàng loạt các thí nghiệm với nhiều loại nấm khác nhau khi dung chúng làm thức ăn cho chuột thí nghiệm.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở những con chuột khỏe thì dường như nấm ít có tác dụng hơn so với những con bị suy giảm hệ miễn dịch. Quan sát trong thời gian 4 tuần với 2% trong khẩu phần ăn là nấm, các nhà nghiên cứu không hề nhận thấy có một sự thay đổi nào trong hệ miễn dịch của những con chuột này cũng như không hề xuất hiện các dấu hiệu của sự ngộ độc nào.

Trong khi đó, ở những con chuột thí nghiệm khác trong khẩu phần ăn không hề có nấm thì lại xuất hiện các chứng bệnh như viêm ruột non hay kích thích sự phát triển của các u nhọt ung thư.

Từ đó, các nhà khoa học Mỹ nhận định rằng, nấm cũng có thể có những tác dụng nhất định đối với hệ miễn dịch của cơ thể người nếu mỗi ngày người bệnh chịu ăn 100 g nấm.

Hiện nay trong tự nhiên có tới 120 loại nấm khác nhau và Nhật Bản và Trung Quốc chính là hai nước đầu tiên sử dụng nấm như một dược liệu để chữa bệnh. Tại Vương quốc Anh, người ta cũng đã xây dựng hẳn một Trung tâm khoa học chuyên nghiên cứu về các loại nấm để chữa bệnh.

Theo Hữu Kỷ - Newsland

 

 

CÔNG DỤNG CỦA CÁC LOẠI NẤM (2)

 

Có hơn 20 loại nấm khác nhau, được chia làm 3 nhóm: Nấm Quý thiên nhiên, Nấm gan bò và nấm tươi. Mỗi loại có những hình dáng và mùi vị khác nhau nhưng đều là những bài thuốc tốt cho sức khỏe con người.

1.    NẤM QUÝ

1.1.  Hoa đông trùng hạ thảo



 


 

-  Màu vàng sậm, rất thơm, ngậy

-  Công dụng: tốt phổi, tim mạch, hen suyễn, giảm đau nhức đầu gối, xương khớp, chống các tế bào ung thư, giảm đường trong máu tốt cho người tiểu đường, làm đẹp da, tăng cường sức khỏe.

 

1.2.  Nấm bụng dê:

-  Hình cầu, thân dài, bề mặt có nhiều miếng lõm nhỏ, nhìn như bụng dê

-  Mùi vị: thơm dễ chịu, thịt nấm mềm

-  Nấm bụng dê là một trong những loại nấm quý nhất trong các loại nấm ăn,có tác dụng chống oxy hoá, bổ thận, tráng dương

 


 


 

1.3.  Nấm tùng nhung:



 

-  Thịt nấm dày, béo

-  Mùi vị: đặc thù

-  Thành phần: protein cao, chất béo, chất xơ, B1, B2, C…

-  Tăng cường sức khỏe, tiêu hóa tốt, giảm đau, trị bệnh tiểu đường, chống ung thư.



 

1.4.  Nấm kê tùng:

-  Thịt nấm béo, non, giòn

-  Nhiều dưỡng chất: protein, canxi, nhiều chất khác



 

1.5.  Nấm vuốt hổ đen

-  Chóp nấm có răng như hổ (gọi là nấm vuốt hổ)

-  Thịt nấm dày, vàng đậm, thịt bên trong mịn, ăn ngon

-  Mát gan, hạ huyết áp.


Nấm vuốt hổ đen.

 


 


 

1.6.  Nấm hoa ngọc (nấm măng hoa)

-  Được mệnh danh là hoa của các loài nấm do có hình dáng rất đẹp, nấm măng được xem là một thứ quý hiếm, đặc sản của thiên nhiên.

-  Thịt nấm măng rất mềm, khi ăn có vị như măng

-  Có hoạt tính chống ung thư rất tốt


      Nam-Mang

 

1.7.   Nấm đầu ông lão

-  Nấm đầu ông lão có hình dáng khá lớn, màu trắng, hình tròn, có các vân trông giống hình đầu người nên có tên gội là nấm đầu ông lão. Thịt nấm có mùi vị ngon, giòn, béo.

-  Có tác dụng cầm máu vết thương, tiêu phù, giải độc.


 

2.    NẤM GAN BÒ

2.1.   Gan bò mỹ vị:

-    Khá lớn, thịt dày, béo, mùi thơm, ngọt

-    Thanh nhiệt, giải độc, chống suy nhược

 


 


 

2.2. Gan bò sữa

-  Thịt nấm màu trắng, khi bị cắt chuyển sang màu phấn



 

2.3.  Gan bò sữa đỏ

-  Màu đỏ tươi, mùi thơm nhẹ nhàng, vị ngọt ngọt

-  Chứa nhiều protein, chất béo, đường, nhiều axitamin, protein khác



 

2.4.   Gan bò đen

-   Mùi vị như hoa quả, thơm, ngon, thân nấm dày, béo

-   Giảm mệt nhọc. hồi phục sức khỏe



 

2.5.  Gan bò vàng



 

2.6.  Gan bò tía

-   Màu hơi đỏ. Bị cắt chuyển thành màu xanh

-   Thịt dày, béo, thơm ngon

-   Giá trị dinh dưỡng cao, không chế, triệt tiêu mầm ung thư tới 99%


https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQLb4hTSnFN2xFba84nnZNr9MvzQuZOWLtV_36CIgfonPqBkqv- 

 

2.7.           Nấm mầm thông



 

 

3.                  NẤM TƯƠI

 

 

 

3.1.            Nấm thủy tinh trắng

 

3.2.           Nấm thủy tinh nâu


 

 

3.3.           Nấm trà

-              Thường có vào mùa xuân, thu, thịt nấm tươi, ngon, vị đậm

-              Có tác dụng chống ung thư đạt 80%, chống kết hạch lên tới 90%

  

3.4.           Nấm tiên:

-              Giống cổ tay con gái, trắng, ưa nhìn

-              Tốt cho tiêu hóa, làm đẹp da



 

3.5.           Nấm mỡ gà

-              Mép thân nấm nhô lên cao, nhưng phần đỉnh lõm xuống, màu vàng mơ hoặc lòng đỏ trứng gà.

-              Nấm có tác dụng chống các tế bào ung thư.


 

 

3.6.           Nấm kim châm vàng


  

 

3.7.           Nấm kim châm trắng

-              Màu trắng, thân dài khoảng 20cm, mũ nhỏ

-              Nấm kim châm chứa nhiều vitamin, acid amin. Đặc biệt, chất lysin giúp cải thiện chiều cao, trí tuệ của trẻ em.

 

 

 

3.8.           Nấm hải sản (nấm ngọc châm)

-              Màu trắng, thịt nấm mềm, ăn có vị như hải sản

-              Chứa nhiều protein, axitamin tốt cho sức khỏe

 

3.9.  Nấm hương tươi

-  Hình như chiếc ô, màu nâu sậm, có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Loại này được mệnh danh là vua của các loại nấm vì mùi thơm hấp dẫn sau khi chế biến.

-   Chứa nhiều đạm, vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, nhôm, sắt, magie,...

-   Nấm có tác dụng điều hòa khí huyết, tăng cường miễn dịch, trợ giúp tiêu hóa.



 

3.10.       Nấm bạch linh

-              Bồi bổ khí huyết, tốt cho tiêu hóa, kéo dài tuổi thọ, phòng ung thư, lão hóa, viêm gan cấp mãn tính, cơ thể mệt mỏi, nước tiểu đục

  

 


 

Các loại nấm quý

 

 

Xin giới thiệu một số loài nấm quý đã được Trung tâm Nghiên cứu Linh chi & Nấm dược liệu (Công ty TNHH Linh chi VINA) nhân giống và nuôi trồng thành công.

  • Nấm Tâm Trúc

http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/images159594_19c.jpg
 

Nấm Tâm Trúc là loại thực phẩm cao cấp có nhiều đặc tính chữa bệnh. Đây là một loài nấm thường mọc trên đất, dọc bờ ruộng, tên thông dụng là Tâm Trúc hay Nữ Hoàng, tên tiếng Anh là Stinkhorn, tên khoa học là Dictyophora indusiata.

Hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất nấm Tâm Trúc lớn nhất thế giới dưới dạng nấm sấy khô (bán trong các cửa hàng đông dược hoặc thực dược). Ở Việt Nam, loại nấm này được phát hiện mọc hoang tại tỉnh Long An từ năm 2004. Sau đó, mẫu nấm được phân lập, lưu trữ giống và nuôi trồng tại Trung tâm Nghiên cứu Linh chi & Nấm dược liệu.

Tháng 10 năm 2005, trung tâm đã trồng ra quả thể loài nấm này. Đây là công trình trồng thành công nấm Tâm Trúc đầu tiên ở Việt Nam. Thời gian từ khi cấy hệ sợi vào bịch mạt cưa đến khi đầy bịch là 2 tháng, sau đó phối trộn bịch phủ đất.

Sau khoảng 1 tuần, những nụ nhỏ xuất hiện trên mặt đất phủ, 4 ngày sau lớn nhanh đến 5-6cm đường kính, dạng hình trứng và nứt ra để cuống nấm màu trắng xốp mọc lên, cao khoảng 8-10cm, phần cổ có lưới trắng bao quanh rất đẹp giống khăn voan che mặt của công chúa, nữ hoàng nên nấm mới có tên gọi là nấm Nữ Hoàng.

Phần đầu phía trên của nấm hình chóp có màu đen, nhầy, có mùi đặc biệt nên thu hút rất nhiều côn trùng, nhất là ruồi. Nấm sẽ tàn trong vòng 3 ngày nếu không thu hái kịp thời.

  • Nấm Thái dương

 

Nấm Thái dương có tên khoa học là Agaricus brasiliensis, tên thông dụng là Sun Agaricus hay Sun Royal Agaricus, Mushroom of God; có nguồn gốc ở Brazil; là một trong những loài nấm ăn ngon và có giá trị dược tính rất quý. Nấm có màu nâu hồng ở mũ, cuống trắng, đường kính mũ khi còn búp là 3-4cm, khi nở có thể đến 8cm, có vòng bao. Cuống nấm có đường kính 1cm, cao 6-7cm.

Thành phần dinh dưỡng rất phong phú. Trong 100g nấm khô (theo thống kê của Paul Stamets, 2005) chứa: calorie: 362g, protein: 35,19g, chất béo: 3,39g, vitamin B1: 0,26mg, vitamin B2: 2,40mg, vitamin B3: 58,5mg, vitamin D: 731mg.... Ngoài ra, nấm còn hỗ trợ điều trị ung thư. Agaricus brasiliensis trồng được ở nhiệt độ 25-27oC, cơ chất là các chất hoại sinh phân hủy thứ cấp như rơm rạ, phân trâu, bò, ngựa...

Trung tâm đã nuôi cấy nấm trong bịch mạt cưa cao su với công thức đất được phối trộn đặc biệt phủ lên mặt bịch sau khi hệ sợi đã sinh trưởng đầy đủ. Sau 15 ngày phủ đất, các hạt nhỏ hình trứng li ti xuất hiện, kết lại và lớn dần thành mầm quả thể, 3 ngày tiếp theo thì thành tai nấm hoàn chỉnh và có thể thu hoạch. Nấm có mùi thơm, vị ngọt, ngon, năng suất ban đầu đạt 60g/400g cơ chất, hiệu suất sinh học là 15%.

·        Nấm Thượng Hoàng

http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/images159590_19a.jpg
 

Nấm Thượng Hoàng, hay còn gọi là nấm Hoàng sơn (Sang Hwang), là tên gọi các loài gần nhau như phellinus linteus, P. igniarius, P. baumi, P.robustus, P. pini… trong chi Phellinus, họ Hymenochaetaceae, ở Nhật Bản loại nấm này được gọi là Meshimakobu; ở Hàn Quốc gọi là Sang Hwang.

Đây là các loài nấm mọc lâu năm, lớp thụ tầng năm sau chồng lên lớp thụ tầng năm trước, tuổi nấm có khi đến vài mươi năm. Nấm thường mọc ở những vùng rừng sâu, núi cao hiểm trở hay trong các khu rừng nguyên sinh.

Các loại nấm trong chi Phellinus đang được các nhà nấm học thế giới quan tâm vì đặc tính chống khối u của nó. Theo phân tích của nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Chihara tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư quốc gia Tokyo, Nhật Bản từ năm 1976, dịch chiết nước nóng nấm Thượng Hoàng tác dụng chống khối u lên tới 96,7%, cao nhất trong các loại nấm (nấm hương: 80,7%; nấm vân chi: 77,5%...).

 Do việc trồng tương đối khó và kéo dài nhiều năm nên cho đến nay nấm Phellinus chủ yếu được thu hái từ thiên nhiên với giá bán rất đắt. Việt Nam là nước có khá nhiều loài Phellinus mọc, tuy nhiên đợt sốt “Cổ Linh chi” vài năm trước đã làm các loài nấm Phellinus chịu “vạ lây”, bị tận thu và giờ còn rất ít trong các vùng rừng nguyên sinh.

Từ nhiều năm qua, các cán bộ khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Linh chi & Nấm dược liệu đã sưu tầm khá nhiều loài Phellinus, lưu giữ được giống các loài này. Đến nay, trung tâm đã trồng thành công một loài nấm Thượng Hoàng. Đây là công trình trồng nấm Thượng Hoàng đầu tiên ở Việt Nam. Thời gian từ khi cấy nấm vào bịch đến khi thu hoạch là 9 tháng.

  • Nấm Linh Chi vàng

 

Linh chi vàng (hoàng chi) là một trong lục bảo linh chi (đỏ, vàng, tím, đen, trắng và xanh). Cho đến nay, loài nấm này không còn thấy ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác. Vào cuối mùa mưa năm 2002 tại TPHCM, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Linh chi & Nấm dược liệu đã thu được mẫu vật nấm hoàng chi là một tai nấm mọc ra từ thân cây dừa (Cocos nucifera L.) đã được chặt hạ một năm trước đó.

Khi non, mặt trên tán nấm màu vàng chanh và khi già, màu vàng sậm, có ít vòng đồng tâm và vòng này thể hiện rõ rệt, toàn bộ tán nấm đều có màu vàng, không cuống, mặt dưới có các lỗ thụ tầng to có màu kem khi non và hơi bạc khi già, có 3- 4 lỗ thụ tầng.

Thịt nấm màu trắng kem, xốp, dày khoảng 20mm, lớp sắc tố vàng bên trên rất mỏng, dễ bể khi khô, lớp thụ tầng này dày khoảng 10mm... Bào tử đảm khá lớn so với các loài linh chi khác, hình trứng thuôn, kích thước từ 15-18m m x 8-10m m, lớp vỏ bào tử sần sùi… Đây được xác định là loài Ganoderma colossum.

Mẫu vật sau khi thu hái đã được phân lập, nhân giống và nuôi trồng thành công từ năm 2003. Kết quả cho thấy hệ sợi nấm mọc rất mạnh trên môi trường agar cũng như trên mạt cưa và sau 3 tháng đã thu hoạch được. Các đặc điểm hình thái và cấu trúc đều giống như mẫu chuẩn. Khi nấu, nấm ra nước có màu vàng trà lợt và có vị đắng nhẫn như ở Linh chi đỏ Ganoderma lucidum.

·        Nấm hầu thủ

http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/images159586_21.jpg
 

Nấm hầu thủ tươi khi nấu có vị ngọt thơm; nấm khô có vị nhẫn đắng, hậu ngọt, có thể hãm thành một loại nước uống thay trà. Hầu thủ khô có thể phối hợp với nấm linh chi theo tỷ lệ 1:1 (5g mỗi loại), nấu nước uống trị viêm loét dạ dày, tiêu hóa kém, kén ăn...

Nấm hầu thủ hay nấm đầu khỉ có tên khoa học là Hericium erinaceus, tên tiếng Anh thông dụng là Monkey’s Head, Lion’s Mane, Houtou; tên tiếng Nhật là Yamabushi-take; tên tiếng Trung Quốc là Shishigashida.

Quả thể hầu thủ thường hình cầu hoặc hình ellip, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm, có tua nấm dày đặc, rũ xuống như đầu khỉ, lúc già tua dài và chuyển sang màu vàng trông như bờm sư tử.

Quả thể khi non có màu trắng đến trắng ngà, thịt màu trắng, khi già nấm ngả sang màu vàng đến vàng sậm, các tua nấm chính là lớp bào tầng, dài từ 0,5-3cm, trên bề mặt tua có các đảm màu trắng mang bào tử đảm hình cầu, giữa bào tử có một giọt nội chất tròn.

Trong 100g nấm hầu thủ khô trồng ở TPHCM thì lượng protein chiếm gần 24%, chất béo gần 2%, có mặt hầu hết những vi lượng thiết yếu như sắt, phospor, calcium, kalium…

Đặc biệt, theo các nghiên cứu khoa học trên thế giới, nấm hầu thủ có tác dụng tốt đối với bệnh nhân Alzheimers; ngăn chặn quá trình lão hóa và phục hồi các neuron thần kinh; hoạt chất Polysaccharide tan trong nước của hầu thủ làm tăng hệ miễn dịch, chống lại ung thư phổi di căn, ung thư dạ dày, thực quản và ung thư da. Hệ sợi nấm và quả thể chiết từ nước nóng là chất căn bản có trong thức uống thể thao có tên là Houtou đã được vận động viên Trung Quốc sử dụng nhiều.

 Nấm hầu thủ là loại nấm ôn đới, chỉ trồng được những vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp cho nấm sinh trưởng là 16-200C, nhiệt độ cao nhất có thể trồng là 19-220C. Hiện nay, loại nấm này được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Sau thời gian 2 năm khảo sát thử nghiệm từ nguồn giống hầu thủ Nhật trồng tại Đà Lạt, Cty TNHH Linh chi VINA đã tạo được dòng chịu nhiệt, ra quả thể bình thường tại trại nấm thuộc Trung tâm ở TPHCM. Điều đáng mừng là nấm sinh trưởng ổn định với nhiệt độ bình quân từ 30-330C và cao hơn mà không cần phải dùng bất kỳ biện pháp đặc biệt nào và hiệu suất sinh học bước đầu là 40%-50%, tức là thu hoạch được 160g-200g nấm tươi/400g cơ chất khô.

Điều này mở ra một triển vọng hết sức to lớn trong việc nuôi trồng đại trà một loài nấm ăn mới, thơm ngon và có dược tính quý ở TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Thạc sĩ  Cổ Đức Trọng - Châu Trúc (Tổng hợp)

 

 

Featured Post

5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam

     WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos)  https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBx...

My Blog List

My Blog List