Monday, January 25, 2016

Number One Fish Sauce Trade Mark, produced in CA, USA



Number  One Fish Sauce Trade Mark,
produced in CA, USA
<<<o0o>>> 
 From: Thomas D. Tran <
 Sent: Sunday, January 24, 2016 11:25 AM
Subject:
Cali: Nước Mắm "Number One", Tiêu Chuẩn ngon, sạch - made in CA, USA
 

Chuyển đọc và hoan nghênh công nghệ nước mắm Number One sản xuất tại Mỹ được FDA công nhận về giá trị dinh dưỡng, từ nay những ai "không bỏ được món quốc hồn quốc túy nước mắm đặc sản Việt Nam" khỏi lo có hóa chất trong nước mắm như đã hoài nghi nước mắm nhập cảng hoăc sản xuất tại garage ở Mỹ.

Xin đừng trách tôi nói gở là Coi chừng sẽ có nước mắm Number One giả mạo một khi nước mắm Number One này nổi tiếng và có tín nhiệm.

Xin có lời nhiệt liệt hoan nghênh và chúc mừng công ty TSD đã thành công trong công nghệ sản xuất nước mắm ngay tại Mỹ.

Kính chúc cty TSD phát triển mạnh và thương hiệu Number One sáng danh trên thị trường quốc tế,

TDT
WESTMINSTER (VB) – “Đc điểm của nước mắm hiu Number One là sản phẩm này được cơ quan giám sát Thc Phm và Dươc Fẫm Hoa Kỳ (FDA) chp thuận hợp tiêu chun an toàn vệ sinh đ bán ra các th trường cho công chúng tiêu dùng,” theo lời giới thiệu của các viên chức đại diện Công Ty Total Sourcing And Distribution Inc. (TSD), trong buổi trình làng sản phẩm nước mm Number One đến với công chúng tại trụ sở của công ty trên đường Moran, Thành Ph Westminster, vào sáng Thứ Bảy, ngày 16 tháng 1 năm 2016, với sự tham dự của nhiu giới chc dân cử tiểu bang, thành phố, các cơ quan truyn thông báo chí và đồng hương Vit Nam.

blank
Quang cảnh trong buổi ra mắt sản phẩm nước mắm
Number One. (Photo VB)

Trong số quý khách đến dự buổi giới thiệu sản phẩm nước mắm Number One, có đại diện tòa soạn Việt Báo, láng giềng của công ty TSD, là nhà văn Nhã Ca, Chủ Nhiệm Sáng Lập đến để chúc mừng công ty khai trương sản phẩm mới.

Cô Lucy đại diện cho công ty TSD cho biết công ty muốn mở rộng thị trường toàn cầu để cung cấp sản phẩm nước mắm Number One được cơ quan FDA của Mỹ chấp thuận để bán cho công chúng tiêu dùng. Cô Lucy mong rằng mọi người sẽ là khách hàng yêu chuộng của nước mắm Number One trong năm 2016.

blank
Cắt băng khánh thành trụ sở công ty TSD. Trong hình, từ trái, Cựu TNS California Joe Dunn, CEO Lê Bình, TNS California Jet Nguyễn, Nghị Viên Tyler Diệp. (Photo VB)

Anh Lê Bình, Tổng Giám Đốc của công ty TSD phát biểu trong buổi giới thiệu sản phẩm nước mắm Number One rằng công ty đã chuẩn bị 1 năm để cho ra mắt khách hàng nước mắm Number One là loại nước mắm đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng như, không có bột ngọt, không có phẩm màu, không có chất bảo quản, an toàn vệ sinh vì được cơ quan FDA của Hoa Kỳ chấp thuận. Anh Bình cũng cho biết sản phẩm này là loại nước mắm lần đầu tiên được vô chai và đóng gói tại Mỹ.

blank
Nhà văn Nhã Ca (trái) và CEO Lê Bình. (Photo VB)

Thượng Nghị Sĩ California địa hạt 34 Janet Nguyễn đã bày tỏ sự cảm ơn công ty TSD vì công ty không những mang đến cho cộng đồng sản phẩm nước mắm “Số Một” mà còn giúp cho nền kinh tế trong địa hạt 34 mà bà đại diện được giàu mạnh, nhất là công ty cũng góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho cộng đồng. Nhân dịp này TNS Janet Nguyễn đã đại diện cho Thượng Viện California trao tặng bằng tưởng lục ghi nhận sự đóng góp của công ty TSD.

blank
Biểu diễn nấu ăn với nước mắm Number One. (Photo VB)

Cựu Thượng Nghị Sĩ California Joe Dunn cũng cảm ơn sự ra đời của sản phẩm nước mắm Number One. Ông nói rằng thật là điều kỳ diệu để sản phẩm này được làm ra tại Mỹ. Theo ông đó là sự thành công rất đáng mừng.

Dân Biểu California Travis Allen cũng đã cử đại diện đến chúc mừng sự có mặt của sản phẩm nước mắm Number One. Nghị Viên Thành Phố Westminster Tyler Diệp đại diện Hội Đồng Thành Phố đón mừng 1 cơ sở thương mại được khai sinh trong thành phố này và giúp tạo thêm việc làm cho người dân.

blank
Các viên chức của công ty TSD cảm tạ quan khách và đồng hương
 đến ủng hộ nước mắm Number One. (Photo VB)

Buổi lễ giới thiệu sản phẩm nước mắm Number One được tiếp tục với phần cắt băng khánh thành trụ sở. Buổi lễ thêm phần sinh động, hào hứng với màn muá lân cờ trống rộn rịp hẳn lên. Sau đó là phần xổ số với 5 giải thưởng cho những người may mắn do xướng ngôn viên truyền hình Trọng Thắng làm MC điều hợp.

Đặc biệt để tỏ lòng cảm ơn sự hiện diện và ủng hộ quý báu của đồng hương Việt, công ty TSD đã tặng miễn phí mỗi người một chai nước mắm Number One đem về thưởng thức hương vị mặn mà của loại nước mắm được đóng chai tại Mỹ lần đầu. Công ty cũng đã đặc biệt ưu tiên cho người đến dự muốn mua nước mắm Number One với giá rất rẻ $1.50 một gallon trong ngày khai trương.

blank
TNS Janet Nguyễn (trái) trao bằng tưởng lục cho Tổng Giám Đốc Lê Bình để ghi nhận sự đóng góp cho cộng đồng của công ty TSD. (Photo VB)

Cô Chi Henson Feirstein, Tổng Quản Trị Văn Phòng Luật Sư The Feirstein Law Firm, cũng là người giúp cho Cựu TNS Joe Dunn vận động tranh cử chức vụ Dân Biểu Liên Bang địa hạt 46 hiện đang do DB Loretta Sanchez đảm nhận, cho phóng viên Việt Báo biết rằng việc một sản phẩm để được cơ quan FDA của Mỹ chấp thuận cho bán ra thị trường là điều rất khó khăn mà nay nước mắm Number One có được tiêu chuẩn này điều vô cùng qúy giá.

Nhìn hàng trăm người đến tham dự đứng lấn ra cả ngoài đường Moran trong buổi giới thiệu nước mắm Number One thì đủ thấy rằng sản phẩm này thu hút được sự quan tâm, chiếu cố và ưa chuộng của người tiêu thụ rất cao.

[The entire original message is not included.]









--
Thomas D. Tran

Không Nói, Không Viết, Không Làm
những gì có lợi cho cộng sản.

__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Tuesday, January 19, 2016

Coi chừng hành phi VN ! Bỏ vào keo, xuất cảng ra nước ngoài

 






From: william nguyen <
Sent: Monday, 18 January 2016 11:03 PM
 

On Monday, January 18, 2016 3:52 AM, Tam Nguyen Viet <> wrote:



Coi chừng hành phi VN ! Bỏ vào keo, xuất cảng ra nước ngoài bán cho người tiêu thụ và cả trong nước 






Hành phi chiên bằng dầu ‘tái chế’ tung ra thị trường 

                                          
      SÀI GÒN (TT) - Hầu hết cư dân thành phố Sài Gòn đều phẫn nộ và hoang mang trước tin dầu ăn bày bán trên thị trường được chế từ... dầu phế liệu của các nhà máy và hàng tấn hành được "phi" từ các chảo dầu cặn này.

                   
                                                  Cơ sở chế biến hành phi. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

>
Cuộc bố ráp diễn ra hôm 6 tháng 3 tại Sài Gòn cho thấy, cơ sở "tái chế dầu thực vật" rộng 700 mét vuông do ông Lê Văn Ca làm chủ đặt sát bờ rạch Tra, Hóc Môn không có máy móc nào hết ngoài những thùng phuy và bao bố đựng hành phi chất đống đầy ruồi nhặng. Ông Lê Văn Ca thú nhận đã mua bã dầu, phế liệu dầu thực vật của các nhà máy sản xuất dầu ăn, kể cả các vật tư phế phẩm kỹ nghệ để... làm thành "dầu thực vật tái chế". Tuy nhiên, ông lại nói rằng dầu tái chế của ông chỉ được phân phối cho các cơ sở kỹ nghệ chứ không bán cho cơ sở chế biến thực phẩm, với giá trung bình khoảng 2 triệu đồng, tương đương 100 Mỹ kim mỗi thùng phuy loại 200 lít.
> Tại một cơ sở chế biến hành, tỏi phi do ông Lê Văn Trọng làm chủ, cũng ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, người ta thấy có tới 4 chảo dầu đang hoạt động trong tổng số 12 lò chế biến với 48 chảo dầu được lắp đặt. Ðại diện chủ cơ sở cho biết đã dùng củ hành tây xắt nhỏ, trộn bột mì rồi chiên bằng chảo dầu. Hành ngả màu vàng được vớt ra, đưa vào máy sấy khô rồi đóng bao, tung ra khắp các chợ ở Sài Gòn. Tính ra mỗi ngày cơ sở này cho ra lò hàng tấn hành phi và sử dụng trên 600 lít dầu để chiên.
> Ðại diện chủ cơ sở cũng xác nhận chỉ châm thêm khi dầu cạn chứ không thay dầu mới. Vì vậy, dầu chứa trong các lò đang hoạt động đều có màu đen thui. Ðó là chưa kể việc cơ sở đổ dầu thừa và tro ra đồng ruộng sau nhà, gây ô nhiễm môi sinh trầm trọng cho cả vùng.

Hai nguồn “nguyên liệu”
Suốt gần 2 tuần liền đeo bám các đại lý thu gom dầu thải, phóng viên nhận thấy sở dĩ dầu “nguyên liệu” có nhiều tạp chất nói trên là do thu gom từ các nhà hàng, quán nhậu trên khắp các quận 1, 3, 5, 7, Bình Thạnh, Tân Bình...
Các nhà hàng sau khi chiên, xào đồ ăn, dầu thải được đầu bếp đổ lẫn vào xô, chậu chờ đại lý đến thu gom. Có nơi nhân viên bếp còn “tận thu”, vét sạch bát đĩa có dính dầu, thậm chí nhặt nhạnh cả mỡ gà, mỡ cá dư thừa trong quá trình làm đồ ăn sống... bỏ vào xô, chậu đựng dầu thừa cho nặng hơn. Vì thế, trong dầu “nguyên liệu” có cả thức ăn thừa.
Mỗi ngày một nhà hàng chỉ thải khoảng vài lít dầu, trong khi đại lý thu gom dầu mỗi chuyến chở 6-7 can 30 lít. Để đủ chuyến, đại lý thường 2-3 ngày mới ghé các nhà hàng trên một cung đường thu gom một lần. Dầu đã sử dụng, lại lẫn các tạp chất hữu cơ, để mấy ngày thành ra bốc mùi hôi thối.
                                           
                                           Múc dầu từ hố ga đổ vào thùng.
Thế nhưng, suốt một buổi sáng đeo bám đại lý đi một loạt nhà hàng, quán nhậu ở Bình Thạnh và Tân Bình thu gom dầu thải, phóng viên nhận thấy anh này chỉ gom được 5 can, có nghĩa lượng dầu từ nguồn này rất hạn chế. Trong khi đó, những cơ sở chế biến dầu đen mà phóng viên thâm nhập chế biến đến hàng tấn dầu mỗi ngày. Vậy nguồn dầu “nguyên liệu” chính từ đâu ra?
Nhiều ngày “mai phục” trước cổng cơ sở chế biến dầu đen Q.D, phóng viên thấy một đại lý mỗi ngày đều đặn chở đến 3-4 chuyến, mỗi chuyến 5-6 can dầu “nguyên liệu” trong đó lẫn các loại trái cây và nông sản như cà rốt, đậu que, khoai tây... khác với dầu thải của nhà hàng.
Lân la làm quen với lý do “xin theo làm nghề thu gom dầu thải”, phóng viên được đại lý này giải thích: đó là dầu lấy từ hố ga các nhà máy chế biến nông sản.
Cụ thểtrước khi trái cây hay hàng nông sản đưa vào sấy sẽ được chiên sơ bằng dầu. Mỗi ngày, một công ty cỡ vừa vừa cũng sấy hàng chục tấn nông sản. Lượng dầu sau khi chiên sẽ được gom lại để bán. Ngoài ra, sau mỗi ca công nhân đều tiến hành rửa dây chuyền chiên sấy.
Nước rửa máy móc có lẫn dầu chiên, và cả dầu nhớt cùng tạp chất khác, chảy xuống một hố ga, chờ tạp chất và cặn lắng xuống, dầu thừa nổi lên thì đem hớt bán cho đại lý thu gom dầu thải. “Thế nên tụi tui gọi là dầu hố ga”, đại lý này thật thà.

Đeo bám
Để kiểm chứng lời kể trên, sau khi theo chân các đại lý đến một số nhà máy chế biến nông sản, phóng viên mượn một chiếc xe gắn máy cà tàng, sắm thêm 3 can nhựa, vào vai người thu gom dầu thải. Nhà máy đầu tiên mà PV tiếp cận là A.D.L ở xã Xuân Thới Thượng, H.Hóc Môn.
Theo thông tin phóng viên nắm được thì mỗi tháng nhà máy này bán hàng chục tấn dầu hố ga cho các đại lý thu gom với giá 6,5 ngàn đồng/kg. Việc mua bán này được giám sát chặt chẽ theo quy trình: dầu thải được công nhân múc sẵn từ hố ga ra can, ai có nhu cầu đến giao dịch với quản lý nhà máy ở văn phòng và hàng sẽ có người xếp lên xe (nếu phương tiện là ô tô), không cho khách hàng vào nơi chứa dầu thải.
Vì vậy, dù trả giá cao hơn nhiều nhưng quản lý nhà máy vẫn cương quyết không cho phóng viên vào “khu cấm địa”; định chuyển qua phương án đột nhập cũng thất bại do luôn có hai nhân viên trực camera quan sát 24/24 khu vực sản xuất...
Thất bại ở A.D.L, PV tiếp tục gõ cửa 3 nhà máy khác, nhưng cũng đều vấp phải sự cảnh giác cao độ. Đến công ty thứ 5 là Lusun trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, H.Hóc Môn, chuyên sấy trái cây và hàng nông sản xuất khẩu, công việc tiến triển hơn khi bảo vệ công ty chỉ vào liên hệ với văn phòng qua điện thoại. “Người mua tự múc hay nhân viên múc cho?”, chúng tôi hỏi và bảo vệ trả lời: “Các ông mua thì tự đi múc, dầu thối hoắc ai dám múc cho mấy ông (?!)”.

Cận cảnh
Tìm được điện thoại của văn phòng Công ty Lusun, phóng viên liên hệ hỏi mua dầu thải, một giọng nữ gặng hỏi mua giá bao nhiêu. “Tụi tui vẫn mua một can 30 lít từ 140 - 170 ngàn đồng”, phóng viên trả lời.
Nữ nhân viên này cho biết công ty bán ký chứ không bán can. Sau khi thỏa thuận giá 6 ngàn đồng/kg, nhân viên Lusun cho biết sẽ liên lạc ngay khi có dầu.
Nhưng chờ 3 ngày sau không thấy công ty gọi lại, phóng viên chủ động liên lạc thì được trả lời: “Chưa có, có em sẽ gọi”. Thấy lạ vì ngày nào cũng có đại lý đến công ty gom dầu thải chở ra ngoài, phóng viên quyết định tìm cách thâm nhập.
Trong những ngày theo chân đại lý đến cổng Lusun, thấy ngày nào cũng có một nhóm thợ hồ khoảng 15 người vào công ty đầu giờ sáng, phóng viên làm quen và được một người giúp đỡ.
7 giờ 30 sáng một ngày cuối tháng 10, trong bộ đồ lấm lem như một thợ hồ, phóng viên cùng nhóm thợ vào công ty qua cổng phụ và nhanh chóng tìm được hố ga chứa dầu thải nằm ở cuối hành lang, sau một lớp cửa nhà máy.
Hố ga trống nắp, miệng vương vãi đầy dầu, mấy chiếc thùng nhựa để lăn lóc gần đó cùng chiếc ca nhựa lấm lem, nước bên trong hố ga sủi bọt ùng ục.
Khoảng 8 giờ sáng, khi phóng viên ngụy trang camera vừa xong thì một người đàn ông tay xách 5 chiếc can cáu bẩn đi vào, dừng lại bên miệng hố ga. Đặt 5 chiếc can trống không xuống, anh này quay sang dựng những chiếc thùng nhựa lên, rồi lấy chiếc ca nhựa màu đỏ thản nhiên múc từng ca dầu đen nhợt lẫn với các loại rác thải từ dưới hố ga đổ vào thùng nhựa.
Khi tất cả các thùng nhựa đầy, anh này bắt đầu chiết dầu từ thùng qua những chiếc can mang theo, khi chiết không quên lấy một miếng lưới lót ở miệng phễu để ngăn bớt rác chảy vào can. Cứ thế, cho đến khi 5 can nhựa loại 30 lít đầy ắp dầu thải...
                                             
                                             Nhìn hố ga đựng dầu phi hành mà phát khiếp! Hố ga gom dầu của một công ty ở Củ Chi
.
Ghi hình mấy ngày liên tiếp, trong vai thợ hồ phóng viên đến bắt chuyện với người đàn ông thu gom dầu thải. H. (tên người đàn ông) cho biết làm nghề thu mua dầu phế thải đã nhiều năm để bán lại cho các cơ sở chế biến dầu phế thải ở thành phố và Lusun là một trong nhiều mối lấy hằng ngày của anh.
“Tìm được công ty cho tự múc khó lắm, không biết vì sao họ không cho vào múc mà toàn múc sẵn ra can trước. Với lại, công ty này cho tự múc nên giá chỉ có 2 ngàn đồng/kg, tôi về lọc rác và đổ vào phi cho lắng bớt cặn, sau đó giao thẳng cho một cơ sở làm hành phi, còn bao nhiêu bỏ mối cho cơ sở Q.D với giá 6 ngàn đồng/kg”, H. kể.
Vừa nói chuyện, H. vừa làm công việc của mình, đến khi 5 chiếc can đầy đến miệng thì cũng là lúc dầu trong hố ga cạn, bên dưới toàn nước đen xì. Cầm ca nhựa khoắng thấy toàn nước màu đen sền sệt bùn đất, rau rác, H. ném cái ca lên miệng hố ga, than: “Hôm nay được ít quá”.
Phóng viên cố ý phụ H. xách các can dầu ra ngoài để xem thực chất công ty bán dầu thải hay cho H. tự thu gom dọn vệ sinh. Khi ra đến gần cổng, H. xách 5 can đặt lên chiếc bàn cân, lập tức một nữ nhân viên ra xem trọng lượng. Tổng cộng 5 can được 146 kg, H. thanh toán 284 ngàn đồng (đã trừ bì) cho kế toán và được nhân viên ở đây cấp cho tờ giấy ra cổng. Tất cả như một quy trình đã được lập sẵn.
Theo các đại lý thu gom dầu thải, dầu hố ga chiếm khoảng 70% lượng dầu “nguyên liệu” của các cơ sở chế biến dầu thải. Ngoài các loại rác hữu cơ, trong dầu này còn chứa cả dầu nhớt và chất độc hại khác khi rửa máy móc trôi xuống... Và những chất dơ bẩn, độc hại này vẫn hằng ngày theo một chu trình chế biến hành phi bẩn đi vào bao tử của nhiều người!







__._,_.___

Posted by: loc huong 

Featured Post

5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam

     WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos)  https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBx...

My Blog List

My Blog List