Wednesday, May 6, 2015

Đây là trứng vịt hay thứ kì quái gì ở VN vậy ???


From: Anh Kim Phan Dinh <
 
Đây là trứng vịt hay thứ kì quái gì ở VN vậy ???

 
Chị L ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã phát hoảng với những trứng vịt mình được cho. Chị rùng mình kể "Cả 10 quả trứng tôi đập ra đều bất thường, lòng đỏ rất to, có thể ấn dẹp như cục bột. Lòng trắng thì ít và sền sệt như keo dính chặt vào bát..." Không hiểu đây là trứng vịt hay là thứ gì?

Theo phản ánh của chị Triệu Thị H.L (TP Đà Lạt, Lâm Đồng), chị được một người bà con tặng 10 quả trứng vịt. Ngày 12/4, chị bỏ số trứng này ra để chế biến đồ ăn, nhưng khi đập trứng vào bát thì thấy có hiện tượng lạ như: Lòng đỏ trứng rất to, có màu vàng mỡ gà. Khi ấn tay đến đâu lún đến đó giống như cục bột dẻo. Khi đặt lên thớt lấy dao ấn thì lòng trắng bẹp dí chứ không bị tan chảy như bình thường.

Không những vậy, lòng trắng trứng rất ít, sền sệt như keo dính chặt vào bát, dù dốc ngược bát cũng không bị trôi ra ngoài. Đặc biệt trứng này không có mùi tanh.


Trứng vịt chị L được biếu tặng


Lòng đỏ trứng to bất thường.


Màu cũng khác lạ.
“Nếu người nào hay ăn trứng vịt hoặc để ý một chút thì nhìn vào vỏ trứng đã thấy điều bất thường. Màu vỏ trứng có màu hơi xám, nhìn như làm từ nhựa. Khi đập trứng, vỏ trứng có độ dai chứ không giòn như vỏ trứng thường”, chị L cho biết.


Lòng đỏ trứng ấn vào sẽ bị lún.


Có thể ép lòng đỏ trứng bẹp dí như cục bột.
“Các bạn thử tưởng tượng nếu trong trứng có vi rút HIV hay 1 căn bệnh cực kỳ nghiêm trọng nào đó thì người ăn phải sẽ như thế nào? Nếu đập vài quả chiên và cả nhà cùng ăn thì cả nhà sẽ bị mắc bệnh 1 cách quá dễ dàng. Căn nguyên bệnh tật qua đường tiêu hóa là dễ nhất. Hiện tại tôi vẫn giữ những quả trứng này trong tủ lanh. Rất mong cơ quan chức năng có khả năng phân tích và tìm đến tận nơi cung cấp trứng cũng như đường dây buôn bán để có hướng giải quyết”, chị L hoang mang nói.Theo phản ánh của chị L, cả 10 quả trứng khi chị đập ra đều có tình trạng tương tự như vậy.


Lòng đỏ trứng không có độ trơn.


Đổ không bị rơi xuống.


Lòng trắng trứng sền sệt như keo.
Cũng theo thông tin chị L cung cấp thì người biếu tặng trứng cho chị đã mua số trứng vịt này tại một lò trứng trong thị trấn nhỏ của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Báo ĐSPL đã liên hệ với Chi cục ATTP tỉnh Lâm Đồng để cung cấp thông tin về 10 quả trứng vịt có hiện tượng lạ mà chị L đang cất giữ. Khi có thông tin mới từ cơ quan chức năng, báo ĐSPL sẽ thông tin tiếp tới bạn đọc.

Về lo lắng “trứng có virut HIV” của chị L, theo tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho hay, không có chuyện trứng mà có virut HIV sinh sống được:

“HIV là một loại virus không sống độc lập được bên ngoài tế bào sống của cơ thể người lâu, chúng phải sống “ký sinh” vào một số loại tế bào thích hợp với HIV trên cơ thể người như tế bào bạch cầu CD4 và một số loại khác. Các nhà khoa học chưa tìm thấy sự tồn tại và phát triển của HIV trong các môi trường khác ngoài cơ thể con người.

Mặt khác, khi ra ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường thì HIV sẽ dễ bị bất hoạt và chết. Do vậy, HIV dù có được tiêm vào trứng gà để ở ngoài môi trường bình thường hay luộc lên thì HIV cũng dễ dàng bị tiêu diệt.

Hơn nữa, HIV chỉ lây truyền theo một số đường lây nhất định, các nhà khoa học đến nay mới chỉ phát hiện ra HIV có thể lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục và lây truyền từ mẹ sang con, HIV không lây theo đường tiêu hóa hay ăn uống trong khi nếu có tiêm vào trứng gà thì khi luộc, chiên, rán thì virus HIV cũng chết.” ông Cảnh nhấn mạnh.



   

       

__._,_.___

Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

Monday, May 4, 2015

Uống trà xanh Trung Quốc có thể mất mạng

 

---------- Forwarded message ----------
From: lan le <>
Date: 2015-05-03 8:17 GMT-07:00
Subject: Fw: Fwd: Tr : TR: Cảnh báo!Uống trà xanh Trung Quốc có thể mất mạng
To: Chi Nguyen <


 

  THAN CHUYEN


Subject: Tr :  Cảnh báo!Uống trà xanh Trung Quốc có thể mất mạng






  Uống trà xanh Trung Quốc có thể mất mạng 
Cơ quan An toàn Thực phẩm New Zealand (The New Zealand Food Safety Authority) cảnh báo người dân không uống trà xanh Trung Quốc trong đó có lẫn hột của cây trà này. Sản phẩm này được đóng gói dưới nhản hiệu Heng Ming Canton Love Pea tea. Lá của cây trà này có lợi cho dạ dày và gan nhưng hột của nó thì rất độc, một liều lượng nhỏ có thể dẫn đến chết người.


*******************************
Gạo giả
Toàn cảnh sản xuất gạo giả từ nhà máy Trung Cộng để xuất qua VN. Xin phổ biến rộng rãi, nhứt là bà con ở VN.

https://www.facebook.com/BeautifulVietnameseWomen/videos/1057680747579594/
           

          ***************************

Mỳ ăn liền          

HÀN QUỐC CHỨA CHẤT ĐỘC GÂY CHẤN ĐỘNG.

         
Thông tin thương hiệu Mỳ ăn liền lớn nhất Hàn Quốc chứa chất benzopyrene độc hại gây chấn động tâm lý người tiêu dùng nước này. Đài Loan và TrungQuốc cũng đã tẩy chay các sản phẩm này ngay sau khi Seoul (Han' Thanh`) ban bố lệnh thu hồi 2 sản phẩm mỳ Hàn Quốc bị cấm ở Đài Loan. Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc vừa thông báo đã tìm thấy chất benzopyrene vượt quá mức cho phép trong gói bột súp của 6 nhãn hiệu My` ăn liền công ty Nongshim. Ngay lập tức, các sản phẩm này bị thu hồi và đình chỉ sản xuất. Động thái trên khiến người dân Hàn Quốc cũng như các nước lân cận vô cùng hoang mang, vì` Nongshim vốn là nhà sản xuất mỳ ăn liền lớn nhất nước. Những sản phẩm phổ biến của công ty như mỳ gói Neoguri, mỳ bát Neoguri và mỳ Sang Sang cũng nằm trong danh sách bị thu hồi. Trong khi đó, sản phẩm mỳ nổi tiếng nhất của hãng Nongshim là Shin Ramyun lại không nằm trong 6 loại mỳ này.
Benzopyrene là một hợp chất có thể gây ung thưbiển đổi gien ở người. Người ăn phải chất này rất dễ bị đau dạ dày, ung thư phổi sinh con dị tật. Tháng 6 vừa qua, Cục Quản lý Dược – Mỹ phẩm HànQuốc đã tiến hành kiểm tra trên 30 sản phẩm của Nongshim và phát hiện chất benzopyrene trong gói súp một số sản phẩm công ty này là 4,7/ tỉ, cao hơn mức cho phép. Tuy nhiên, sự chênh lệch này rất ít và không gây hại nên Cục Quản lý Dược – Mỹ phẩm không công bố.

Được biết,
Nongshim kiểm soát phần lớn các thị trường mì ăn liền của Hàn Quốc, với thị phần 68,1% trong năm ngoái. Theo đó, Đài Loan nhập khẩu 59 tấn mỳ ăn liền của hãng Nongshim từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay. Bà Tsai Shu-chen – Cục trưởng Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Đài Loan cho biết 2 loại mỳ chứa benzopyrene của công ty này đã bị thu hồi tại nước này theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, Sở Y tế Đài Loan không có thẩm quyền để thu hồi tất cả các sản phẩm của công ty.
Tờ Nhật Báo Thượng Hải đưa tin,
các siêu thị ở Trung Quốc sẽ bị phạt nặng nếu bị phát hiện bày bán các sản phẩm mỳ Nongshim nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Hiện các cơ quan chức năng của Đài Loan và Trung Quốc đang gấp rút liên hệ với đơn vị nhập khẩu để xác định ngày sản xuất cũng như nguồn gốc của các
benzopyrene và dư lượng chất này trong mỳ./.


Yen Vo
         
Nguy cơ mắc bệnh từ mì ăn liền
Kính chuyển, Người Việt mình ăn mì này nhiều quá, chỉ vì tiện và nhanh, mà không nghĩ đến cái hại. Tôi đi chợ, thấy người Việt chở từng thùng mì ăn liền. HN Thứ tư, 18/9/2013

Nguy cơ mắc bệnh từ mì ăn liền

Bạn có thể mắc bệnh tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, ung thư… nếu tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên, theo khuyến cáo của Hiệp hội người tiêu dùng Penang (Malaysia).
Hiệp hội kêu gọi người tiêu dùng không nên ăn mì ăn liền vì có hại cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức tiêu thụ natri cao có liên quan đến một loạt bệnh như cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và gây tổn thương cho thận.
Năm 2004, Malaysia tiêu thụ 870 triệu gói mì ăn liền nhưng vào năm 2008, con số này là 1.210 triệu gói, tăng gần 40%.

Ít giá trị dinh dưỡng
Mì ăn liền là thực phẩm được chế biến có rất ít giá trị dinh dưỡng. Và nó được coi là đồ ăn vặt. Mỗi bánh mì ăn liền có chứa lượng cao carbohydrate, natri và các chất phụ gia thực phẩm khác, và chứa rất ít yếu tố cần thiết như chất xơ, vitamin, khoáng chất.
Ảnh hưởng tới tim mạch, tăng huyết áp
Theo tiêu chuẩn Codex quốc tế (tiêu chuẩn của Tổ chức nông lương thế giới) đối với mì ăn liền thì các chất điều chỉnh axit, chất tăng cường hương vị, chất làm đông đặc, chất giữ ẩm, chất tạo màu sắc, chất ổn định, chất chống oxy hóa, chất nhũ hoá, chất xử lý bột, chất bảo quản và các chất chống đóng bánh được phép sử dụng trong quá trình chế biến mì ăn liền.
24 trong số 136 chất phụ gia có trong các Tiêu chuẩn Codex là muối natri. Và việc sử dụng các chất phụ gia natri là lý do chính tại sao mì ăn liền có hàm lượng natri cao. Thực phẩm giàu natri có thể gây tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, tổn thương thận và các vấn đề sức khỏe khác.
Hiệp hội người tiêu dùng Penang tiến hành một cuộc kiểm tra trên 10 mẫu mì ăn liền thì tìm thấy 3 mẫu có chứa natri trên 1.000 mg. Lượng natri trung bình được tìm thấy trong các mẫu khác là 830 mg. Theo đề xuất chế độ ăn uống dự phòng hiện tại của Mỹ (RDA), hàm lượng natri cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi là 2.400 mg/ngày. Tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên có thể làm cho lượng natri tiêu thụ quá mức bình thường vì natri có mặt trong nhiều thực phẩm hàng ngày khác, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm bán rong.
Nguy cơ nhiễm chất độc hại
Một trong những mối quan tâm lớn với mì ăn liền là nó có thể sinh ra dầu hoặc mỡ biến tính nếu không được quản lý đúng cách trong quá trình sản xuất. Đây là điều có thể xảy ra nếu dầu nấu mì không được nhà sản xuất duy trì ở nhiệt độ thích hợp hoặc không được thay đổi thường xuyên.
Làm suy giảm hệ thống miễn dịch
Mì ăn liền được phủ một lớp sáp để ngăn chặn việc chúng bị dính lại với nhau. Điều này có thể nhìn thấy rõ khi nước nóng được thêm vào mì. Sau một thời gian sáp sẽ nổi trên mặt nước.
Tiêu chuẩn Codex cũng cho phép sử dụng tới 10.000 mg/kg hóa chất propylene glycol - một thành phần chống đông tương tự chất giữ ẩm (giúp giữ ẩm để ngăn chặn mì không bị khô) trong mì ăn liền. Propylene glycol sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thụ và tích tụ trong tim, gan và thận gây ra những bất thường và hư tổn. Hóa chất này cũng có khả năng làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Mì ăn liền và gói bột gia vị cũng chứa một lượng lớn bột ngọt (MSG). Đó là chất tăng cường hương vị được các nhà sản xuất sử dụng để làm cho mì có hương vị tôm hay thịt bò. Và 1-2 % dân số có khả năng dị ứng với loại bột ngọt này. Người bị dị ứng với bột ngọt sẽ có cảm giác bỏng rát, tức ngực, đỏ bừng mặt hay đau và nhức đầu.
Gây tổn thương thận và đột quỵ
Tiêu thụ lượng natri lớn có liên quan đến bệnh đột quỵ hoặc tổn thương thận. Tại Malaysia, ước tính có 13.000 bệnh nhân phải lọc thận. Mỗi năm 2.500 người nhập vào danh sách những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Và mỗi giờ, ở Malaysia có 6 trường hợp bệnh nhân mới bị đột quỵ.
Khả năng gây ung thư
Một số hóa chất có trong mì ăn liền cũng có khả năng gây ung thư. Ví dụ chất dioxin và các chất làm dẻo sẽ bị rửa trôi từ các hộp nhựa chứa mì khi đổ nước nóng vào.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ít nhất 30% tất cả bệnh ung thư có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp đơn giản như việc áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh. Mì ăn liền chắc chắn là thực phẩm mà người tiêu dùng nên hạn chế.
Hiệp hội Người tiêu dùng Penang đã kêu gọi Bộ Y tế khởi động một chiến dịch để làm nổi bật sự nguy hiểm của mì ăn liền, thực phẩm được sử dụng phổ biến ở Malaysia.
Lan Lan (theo Consumer.org.my)





__._,_.___

Posted by: Yen Tran 

Featured Post

5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam

     WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos)  https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBx...

My Blog List

My Blog List