Saturday, June 22, 2013

Heo sữa quay& Thạch rau câu


--- On Fri, 6/21/13, DongTranGmail wrote:

From: DongTranGmail
Subject: [NguoiTyNan] Heo sữa quay & Thạch rau c
To:
Date: Friday, June 21, 2013, 3:12 PM
 
 
 
From: Hien Tang 
Sent: Friday, 21 June 2013 1:59 AM
Subject: Fwd: Heo sữa quay & Thạch rau c
 
Begin forwarded message:
From: Minh Pham < >
Date: June 20, 2013 2:22:53 AM
To: undisclosed-recipients: ;
Subject: Fwd: Heo sữa quay & Thạch rau câu
Mời quý hữu đọc!  Có nên ăn heo sữa không vậy quý vị?
Heo sữa quay& Thạch rau câu
 
image 

 
Món ăn khoái khẩu mà hiện nay người dân thưởng thức phần lớn được làm từ những con heo sữa bị bệnh, không kiểm dịch…
 
Gom tất
 
“Cả nhà tui chưa bao giờ ăn thịt heo quay”- ông Mẫn ở Hóc Môn (TPHCM) cho biết. Từng là lái heo, ông Mẫn hiểu rõ đường đi của những con heo vào lò quay nên mỗi lần nhắc đến món ăn này, ông ngán tận cổ. “Lúc vào mùa dịch bệnh, mua heo bệnh, heo chết rẻ như mua rau. Nhưng dân Sài Gòn vẫn đổ về Đồng Nai, Bình Dương lùng sục.
 
image
 
Số heo bệnh, chết gom được đều đưa về xử lý sau đó đưa đi các lò quay”. Mỗi ký heo bệnh, heo chết theo ông Mẫn chỉ 5.000-10.000 đồng/kg, tuy nhiên khi được “tân trang”, nó được bán lên 80.000-100.000 đồng/kg. Trong khi heo nguyên con chỉ có giá vài chục nghìn nhưng sau khi tẩm gia vị, quay lên, bán nguyên con cho các đám tiệc vài trăm nghìn/con.
 
Bà Năm, một hộ nuôi heo có tiếng ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TPHCM) cho biết, gặp những lúc trái gió trở trời heo ngã bệnh, thương lái gom ngay. “Heo khỏe có giá khác, heo bệnh và heo chết có giá khác, bao nhiêu họ cũng gom” – bà Năm nói.
 
Theo Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, mỗi ngày có khoảng 50.000 con heo sữa vào TPHCM tiêu thụ, đó là chưa kể hàng nghìn heo sữa lậu khác ngụy trang đủ kiểu để vào các lò quay. Bà Đặng Thị Tuyết- Trưởng trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức cho biết, do tiêu thụ mạnh nên heo sữa không kiểm dịch, heo bệnh và cả heo chết giá rẻ từ các tỉnh miền Trung đổ về TPHCM.
 
image
 
Mới đây, ngày 19/7, qua kiểm tra trên tuyến Quốc lộ 1A, trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức phát hiện xe tải BKS 54T-0064 do ông Hồ Hữu Trường Giang điều khiển đang vận chuyển 3 thùng xốp đựng hơn 110 kg thịt heo sữa. Số thịt heo này không có giấy tờ chứng minh, thịt heo đã bốc mùi.
 
Ông Giang cho biết số heo sữa trên do ông nhận chở thuê cho ông Trần Minh Vũ từ ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai về nhà số 9/13 Ấp 2, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh để vào lò quay bán cho các quán ăn. Trong khi vừa chặn đứng số heo sữa không nguồn gốc trên, thì chiều cùng ngày một xe chở thịt heo sữa khác có BKS 57L-2281 vận chuyển 250kg thịt heo sữa ướp đá bốc mùi. Tài xế là ông Nguyễn Trọng Anh khai số thịt heo sữa này được gom từ Quảng Ngãi vào TPHCM tiêu thụ.
 
image
Một lượng thịt heo bệnh bị phát hiện trước khi chúng được bán đi cho một lò quay ở huyện Bình Chánh.
 
Muôn nẻo vào… lò
 
“Hầu hết heo sữa không được kiểm dịch đều là heo bệnh do thương lái mua lại ở các tỉnh miền Trung, sau đó lén lút đưa vào các lò quay ở TPHCM” – một đầu nậu chở heo bị Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức phát hiện mới đây khai nhận.
 
image
 
Hiếu, nhân viên đã nghỉ việc ở lò heo quay số 46/4 Âu Cơ, quận Tân Bình cho biết, nếu heo lành thì mổ thịt bán tươi, còn heo chết, bệnh và heo sữa khi đưa về đây sau khi xử lý đều được ngâm tẩy trắng, sau đó dùng phẩm màu công nghiệp, phụ gia, hương liệu mua ở chợ Kim Biên về ngâm tẩm rồi đưa vào quay. “Chết hay thối rữa, bệnh xuất huyết da hay tai xanh, tai đỏ, bầm tím gì sau khi quay đều ngon như heo khỏe”- Hiếu nói.
 
image
 
Anh này cho biết, có nhiều người đặt heo quay để cúng, đặt heo quay để đi lễ cưới…giá cao từ 500.000- 1 triệu đồng nhưng có khi đó cũng là heo bệnh hoặc chết. Theo các cửa hàng, mỗi con heo sữa quay có giá không dưới 500.000 đồng, trong khi heo quay nguyên con trên 15kg có giá từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/con. Hỏi về nguồn gốc cũng như kiểm dịch các cửa hàng đều lắc đầu: “Vào lò quay cả nghìn độ C thấy đâu dấu kiểm dịch”.
 
image
 
Tại lò quay trên đường Phạm Văn Chiêu, phường 12, quận Gò Vấp mới đây Chi cục thú y quận phát hiện gần 100 con heo sữa đang phân hủy, bốc mùi hôi thối được chủ lò chuẩn bị cho vào quay. Trong khi trên sàn lò mổ, một lượng thịt khác đang ngâm phẩm màu công nghiệp chuẩn bị vào lò.
 
image
 
 
Sản xuất thạch rau câu bẩn kinh người
 
image
 
Mùa hè nóng bức, những chiếc thạch rau câu hoa quả xinh xinh, đủ màu sắc, hương vị từ socala, nho, cam, dứa, bạc hà… ăn cùng với nước cốt dừa sánh ngọt, ngầy ngậy kèm theo hạt trân châu dẻo quánh, chút dừa tươi và vị vani thơm dịu sẽ là món ăn khoái khẩu của bất kỳ dân teen nào. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sau đó là cả một quá trình chế biển bẩn đến kinh người.
 
image
Thạch rau câu: “Lợn ăn còn tiêu chảy huống chi người”
 
Nằm cách trung tâm Hà Nội 12km, từ bao đời nay, La Phù vẫn được coi là làng nghề sản xuất bánh kẹo lớn nhất của Hà Tây (cũ) với các chủng loại hàng phong phú, đa dạng, số lượng lớn, giá cả bình dân… Thời điểm này, để chuẩn bị cho mùa hè nóng nực sắp tới, các cơ sở đã tạm ngừng sản xuất các mặt hàng quen thuộc như ngô cay, các loại kẹo béo, kẹo dẻo,… để tập trung cho các loại thạch phục vụ nhu cầu đồ uống phong phú, giải nhiệt cơn khát của người dân.
Mới đây, chúng tôi có dịp được mục kích những hình ảnh không mong muốn về quy trình sản xuất thạch rau câu ở La Phù – Hoài Đức – Hà Nội.
 
image
Những chiếc thùng đựng nước bột cáu bẩn, vẩn màu loang lổ, thoạt nhìn, ai cũng cảm thấy ghê người.
 
Không biển hiệu quảng cáo, cơ sở sản xuất bánh kẹo của gia đình ông T. nằm khuất trong một con phố nhỏ. Bước vào căn phòng tuy rộng lớn nhưng ẩm thấp, đập vào mắt pv là cảnh tượng la liệt với các vật dụng được vất ngổn ngang, trông chẳng khác nào một “chiến trường” bừa bãi.
 
Những chiếc thùng đựng nước bột cáu bẩn, vẩn màu loang lổ, thoạt nhìn, ai cũng cảm thấy ghê người. Hàng đống thạch rau câu đã đóng túi giấy bóng trắng bên ngoài được đổ tràn ra nền nhà, các nhân công làm việc tại đây tay không đeo găng, chân trần vô tư giẫm cả lên trên sản phẩm. Phía ngoài, gần cửa ra vào là hàng chục tấn hàng đã đóng chặt trong các thùng carton đổ đống cao chất ngất.
 
image
 
Một nhân viên nữ đang ngồi rạch túi bóng bao bì ngoài của những chiếc thạch rau câu hỏng để tận dụng lại “phần ruột”. Khi chúng tôi hỏi: Phần thạch hỏng này “bán cho lợn à”, một cô công nhân khác nửa đùa nửa thật: “Hỏng bỏ đi cho lợn ăn sẽ tiêu chảy… Em ăn còn tiêu chảy nữa là lợn”.
 
Quả thật, nhìn dung dịch màu vàng sền sệt nước được các bàn tay nhơm nhớm của các công nhân nữ bóp, nặn và gom vào một cái thùng cũ, bám đầy cặn đen, chúng tôi không khỏi gai người sợ hãi. Chỉ quan sát thông thường đã thấy những tiêu chuẩn về vệ sinh quang cảnh, trang phục người công nhân ở đây đều không đạt yêu cầu. Có cô quần ống thấp, ống cao, tay lấm lem đất cát vẫn tự nhiên nhúng tay vào nồi nước, khuơ khoắng những vỏ ni lông, gom lại để “lần sau sử dụng tiếp”. Khi được hỏi, không một ai nắm được những qui định về VSATTP.
 
image
 
Mặc dù vậy, ông T. – chủ của hộ sản xuất này vẫn luôn miệng khẳng định: “Mua ở đây là yên tâm” về chất lượng. Ông T. cho biết: Mỗi vụ, cơ sở của ông cung cấp ra thị trường khoảng hơn 200 tấn hàng hóa, trong đó, bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ kẹo cứng, kẹo béo, kẹo dẻo cho tới thạch rau câu. Tùy từng thời điểm, mùa vụ mà gia đình ông lựa chọn sản phẩm sản xuất và kinh doanh cho mình. Hiện tại, mới chớm mùa hè, doanh số mỗi ngày cơ sở sản xuất được khoảng 2 tấn thạch rau câu, phân phối cho các đại lý, chợ lớn và các mối đặt hàng “khủng”, chủ yếu trong TP. HcM.
 
image
Máy móc cáu bẩn, lâu ngày không được cọ rửa.
 
“Trước đây, tôi đã từng bán cho 2 mối hàng ở Đắc Lắc và Chợ Lớn, thậm chí cung cấp cho các địa chỉ ở tận Đồng Tháp. Phần lớn đều là mối làm ăn lớn, có người sẵn sàng gửi trước 200 triệu đồng để “làm tin” trước khi lấy hàng”, ông T. tự hào giới thiệu.
Tuy nhiên, nếu chứng kiến cảnh chế biến mất vệ sinh như thế này, chúng tôi cũng không dám chắc khách hàng có ai can đảm ăn một miếng thạch rau câu này không?
 
Giá siêu rẻ
 
Trong cuộc trò chuyện với công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất thạch rau câu của ông T., chúng tôi được biết: Nguyên liệu được làm thạch rau câu ngô chủ yếu bao gồm: Hương ngô và bột thạch. “Nếu thích thạch rau câu có hương gì thì người sản xuất có thể cho vào tinh dầu hương vị đó”, ông T cho biết.
“Ban đầu, tôi cứ nghĩ thạch rau câu trái cây cũng như kẹo trái cây phải được chiết xuất, tinh chế từ những loại quả trái cây, nhưng sự thực thì lại không phải như thế. Kẹo ngô nhưng không phải được làm từ những hạt ngô, kẹo ổi cũng hoàn toàn không hề có sự góp mặt của quả ổi”, chị Thu Hoài – đại lý bán bánh kẹo trong nội thành Hà Nội từng rất bất ngờ khi phát hiện ra sự thật này.
 
image
 
Tại phố Hàng Buồm (Hà Nội), chỉ cần hỏi nguyên liệu để làm thạch rau câu trái cây hoặc nguyên liệu để làm kẹo trái cây, hầu hết các chủ cửa hàng đều hỏi: “Lấy tinh (hương) hay lấy phẩm màu?”. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Loại tinh (hương) ngô, tinh ổi, tinh dâu… để làm thạch trái cây thực chất là một dung dịch màu trong suốt có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, giá bán dao động từ 300.000 – 350.000 đồng/lít. Mua thử một ít và ngửi thử, mùi hương của chúng giống hệt mùi thơm mà khách hàng vẫn thường cảm nhận được khi ngửi thạch trái cây hay kẹo trái cây.
“Tinh ngô thì giống nhau nhưng pha chế ngon hay không lại là do mình”, một chủ tiệm sản xuất thạch rau câu, bánh kẹo hướng dẫn. Theo đó, chỉ cần một hàm lượng rất nhỏ, tinh (hương) trái cây này có thể dậy mùi cho một khối lượng lớn thành phẩm là thạch rau câu và kẹo trái cây.
 
image
 
Về giá cả, các mặt hàng ở đây đều thuộc dạng “siêu rẻ”. Đối với thạch rau câu ngô, cơ sở của ông T. (La Phù, Hà Nội) ra giá: 94.000 đồng/thùng (mỗi thùng bao gồm 12 gói), tính ra mỗi gói 1kg có giá khoảng gần 8.000 đồng. Trong khi đó, giá cả bình quân trên thị trường khoảng 13.5000 đồng/gói. Tuy nhiên, khi chúng tôi buột miệng kêu đắt, ông chủ hộ liền rào đón: Nếu mua nhiều, cứ 10 gói, khách hàng sẽ được khuyến mại thêm một gói.
 
Công cuộc thương lượng giá cả diễn ra một cách chóng vánh. Dễ thấy, thạch rau câu cũng như một số loại bánh kẹo khác được sản xuất ở La Phù có giá “siêu rẻ” đều được sản xuất theo công nghệ thủ công, chưa tuân thủ nghiêm những qui định về VSATTP. Các hộp đựng phẩm màu, chất phụ gia đã cáu bẩn, xếp gọn trong góc nhà vẫn được lôi ra sử dụng. Thậm chí, không ít người tiêu dùng hoài nghi: Để giảm giá thành sản phẩm, liệu các chủ hàng có thường xuyên mua các loại nguyên liệu giá rẻ nhập từ Trung Quốc về để sử dụng hay không?
 
Với mục đích tìm hiểu về việc đảm bảo VSATTP của các hộ sản xuất và việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng tại đây, pv báo Giáo dục Việt Nam đã tìm đến UBND xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi trình giấy giới thiệu và biết được nội dung mà chúng tôi quan tâm, bộ phận văn phòng đã điện thoại hỏi ý kiến lãnh đạo. Sau một cuộc điện thoại ngắn, họ quay sang hẹn chúng tôi: Đầu tuần sau quay lại với lý do: Lãnh đạo bận họp, trong khi ngày hôm đó mới là thứ Tư.
Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, BS. Nguyễn Xuân Mai – Nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM cho biết: Theo quy định của Bộ Y tế, một số hương liệu, tinh dầu vẫn được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, cần phải xem xét tỷ lệ sử dụng như nào cho phù hợp và không vượt mức cho phép. “Nếu nhà sản xuất sử dụng quá mức giới hạn, thành phẩm đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người ăn chúng”.
 
image
 
Thêm vào đó, vấn đề VSATTP luôn được đặt lên hàng hầu. Trong năm, Thanh tra của Sở Y tế Hà Nội vẫn thường xuyên kiểm tra và phát hiện và xử lý những cơ sở vi phạm trong việc không đảm bảo vệ sinh trong sản xuất, chế biến.
 
image
 
Ngày 17/6/2010, tại Hà Nội, Đội chống hàng giả, Phòng cảnh sát điều tra thành phố Hà Nội đã phát hiện hơn 2 tấn thạch rau câu trộn lẫn đường hóa học Sodium Cyclamate – hóa chất bị cấm dùng trong thực phẩm. Quản lý xưởng sản xuất cũng thừa nhận số đường trên được trộn cùng với các phụ gia khác tạo thành các sản phẩm thạch rau câu và thạch sữa chua…
 
Loại đường này có thành phần chính là Aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo, đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm do ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, vì nó ngọt hơn đường thông thường 30-70 lần, thậm chí là 200-600 lần nên nhiều cơ sở vấn cố tình vi ph
 

__._,_.___

Friday, June 21, 2013

Trứng bắc thảo Trung Quốc 'có độc tố'


 

 

Trứng bắc thảo Trung Quốc 'có độc tố'

Cập nhật: 10:54 GMT - thứ tư, 19 tháng 6, 2013
Có 30 công ty sản xuất trứng bắc thảo đã bị giới chức đóng cửa tại tỉnh Giang Tây sau khi truyền thông loan tin các hóa chất độc hại đã được dùng để đẩy nhanh quá trình chế biến.
Đây là vụ bê bối an toàn thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Trứng bắc thảo là món ăn phổ biến ở Trung Quốc và Đài Loan.
Báo South China Morning Post dẫn nguồn đài phát thanh quốc gia hôm Chủ Nhật 16/6 nói toàn bộ số trứng đang được chế biến ở các nhà máy tại huyện Nam Xương đã bị niêm phong để có thêm xét nghiệm, và giới chức vẫn đang kiểm tra các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ không có giấy phép.
Trước đó, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm thứ Sáu có chiếu cảnh ba nhà máy sản xuất trứng vịt bắc thảo dùng chất sulphat đồng công nghiệp để rút giảm quá trình ủ trứng xuống còn nửa thời gian, chỉ một tháng.
Giấy phép hoạt động của hai trong số ba nhà máy này vẫn còn hiệu lực, khiến người ta quan ngại rằng việc sử dụng hóa chất công nghiệp là hành vi phổ biến trong các cơ sở chế biến thực phẩm tại huyện Nam Xương, nơi sản xuất 300 ngàn tấn trứng bắc thảo mỗi năm, tức chiếm 15% tổng sản lượng cả nước, CCTV nói.
Hóa chất công nghiệp sulphat đồng thường có hàm lượng kim loại nặng độc hại cao, như các chất arsenic, chì và cadmium, cho nên bị cấm sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm.
Trứng thường được ủ bằng chất baking soda, muối và vôi sống trong thời gian chừng hai tháng.
Quá trình ủ khiến lòng đỏ trứng chuyển thành màu xanh sẫm, còn lòng trắng trông giống như thạch dẻo, trong, sẫm màu.
Dùng sulphat đồng khiến quá trình ủ được rút ngắn lại mà vẫn cho kết quả tương tự.
Trang tin Bấm theepochtimes.com trích lời một chủ cơ sở sản xuất nói rằng "cho chút đồng vào thì cũng có sao" và nếu không dùng hóa chất này thì không ai có thể làm được trứng bắc thảo. Ông ta khuyên người tiêu dùng "cố gắng ăn ít thôi".
Sau hàng loạt các vụ bê bối thực phẩm, Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi tháng trước đã cam kết sẽ "buộc những kẻ vi phạm pháp luật phải trả giá đắt cho hành vi bất hợp pháp của họ".

 

 

Chuyện Gỏi Cá Sống Và Tiệc Rắn


 

 

Từ Chết Tới Bị Thương:
Chuyện Gỏi Cá Sống Và Tiệc Rắn

 

Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Nình ông Việt Nam khi về thăm quê hương thường hay được người thân hoặc bạn bè rủ đi nhậu… mà đặc biệt là cái món uống máu và nuốt luôn cả tim rắn cho được sung sức cũng như hy vọng cải thiện được phần nào chứng bệnh “chung vô dịm”.(xin nói lái)


Chuyện tiệc rắn , uống máu và nuốt luôn tim rắn là một mặt hàng khuyến mãi của nhiều quán nhậu  tại Việt Nam…

Nhiều người vì tò mò, vì tự ái cá nhân, muốn bắt le để sau đó nổ cho thiên hạ ngán chơi.

Video: Ăn tim rắn ở Lệ Mật
http://www.youtube.com/watch?v=8sJJqzO5T78
        
Gỏi cá sống, một món nhậu ngon hết sẩy

Gỏi cá sống là đặc sản của vùng duyên hải VN. Món gỏi cá sống tuy rất ngon nhưng nó vẫn là mối đe dọa đối với sức khỏe chúng ta.

Cá sống có thể nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng mà đáng kể nhất là giun đầu gai Gnathostoma spp.

Loại giun này rất phổ biến tại vùng Đông Nam Á, Nam Mỹ, Mexico, Peru và Ecuador.

VN là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm giun đầu gai khá cao.

“…Tiềm năng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spinigerum ở nhiều loài thủy sản khác như cá lóc, cá mè, tôm nước ngọt, ếch nhái và rắn chưa được khảo sát một cách hệ thống. Tuy nhiên đây là các món ăn, món nhậu đặc sản rất phổ biến tại các nhà hàng và trong bữa ăn của nhiều gia đình ở miền Nam Việt Nam. Vì vậy đây cũng là nguồn lây bệnh rất đáng kể, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, hàng năm đều có những ca bệnh lẻ tẻ được phát hiện, đa số bệnh nhân đến khám rất trễ do không biết bệnh, đi chữa chạy nhiều nơi không khỏi. Đa số bị di chứng về thẩm mỹ như khối u ở đầu, mặt, cổ, ngực, rất khó chịu cho bệnh nhân.

Để phòng tránh bệnh nhiễm ấu trùng Gnathostoma spinigerum cần ăn chín. Khi ăn thủy sản hoang dã, phải nấu thịt thật chín, giữ sôi trong ít nhất 20 phút, tránh ăn các món sống, tái như gỏi cá sống, tôm tái chanh, lẩu cá lóc…” (Ngưng trích TS. TRẦN PHỦ MẠNH SIÊU, Bv nhiệt đới TP HCM)

Chu trình tăng trưởng (life cycle) của giun đầu gai

Giun trưởng thành (adult) sống trong bao tử chó và mèo (loại Gnathostoma spinigerum) hoặc heo (loại Gnathostoma hispidum). Chó mèo và heo là những ký chủ thật sự (definitive host).

Trứng giun theo phân nhiễm vào nước mưa chảy xuống ao hồ sông rạch. Trứng nở ra ấu trùng (larvae) và bị một loại giáp xác (crustacea) thật nhỏ có tên là cyclop ăn vào.

Cá, lươn, rắn, ếch nhái, gà vịt, và các loại thủy cầm (waterfowl) đương nhiên nuốt cyclop vào bụng và bị nhiễm giun đầu gai. Trong các loài vật vừa kể, ấu trùng giun sẽ định vị trong thịt.

Khi chúng ta dùng cá sống hay nuốt tim rắn, ấu trùng gọi là larva migrans vào bụng, xuyên ruột và đi tứ tung trong cơ thể chúng ta.

Giun có thể vào gan, vào mắt, di chuyển dưới da, hoặc đến định vị trong não hay trong tủy sống. Đây là bệnh Gnathostomiasis.

Đi đến đâu, giun gây tình trạng viêm sưng đến đó.

Tùy nơi giun định vị mà triệu chứng sẽ khác nhau. Ở mắt, sẽ làm giảm thị lực hoặc mù lòa, và gây ho hen nếu ở hệ hô hấp.

Nguy hiểm nhất là nếu giun định vị trong hệ thần kinh trung ương và gây chứng viêm não tủy (encephalomyelitis), làm rối loạn cảm giác, liệt tứ chi và có thể chết.

Không dễ gì chẩn đoán bệnh giun đầu gai. Nếu biết rõ nơi định vị của nó, thì có thể làm sinh thiết (biopsy) để xét nghiệm. Người ta cũng có thể chẩn đoán bệnh qua xét nghiệm huyết thanh học (test ELISA)...


Biểu đồ của CDC.

Người thiệt việc thật

Chuyện của một người Việt tại Hòa Lan

Mới đây, người gõ có đọc được trên Blog Văn học Nguồn cội  bài tùy bút “ Trái tim rắn”. Tác giả Topa (?)  hình như ngụ tại Amsterdam, Hoà Lan đã kể lại chuyện hai chuyến về thăm nhà của anh ta.

“…Năm sau tôi lại trở về Việt-Nam và lần này thì không vào dịp đầu năm. Người bạn về cùng với tôi năm trước năm nay cũng về chung và cũng lại đề nghị cùng trở lại quán Tri-Kỷ, mặc dù trong lòng tôi hoàn toàn không thích món ăn đó nhưng vì nể bạn nên tôi cũng gật đầu.

Màn biểu diễn bắt và giết rắn cũng được các chú phục vụ nhà hàng biểu diễn rất điệu nghệ làm đã con mắt bất biết luôn. Rồi, trái tim con rắn lại cũng được mọi người ưu ái dành tặng cho tôi. Ai đó trong bàn đã lên tiếng: “Qúy lắm đó anh”.

Đúng là không có cái ngu nào giống cái ngu nào nên, một lần nữa tôi lại nuốt sống trái tim con rắn. Cũng như lần trước, lần này tôi bị ép phê ngay tức khắc và ép phê cho đến... ngày trở về lại bên đây.

Trong hơn mười ngày tôi không thể đi đâu ra khỏi nhà vì không ăn được gì nên quá yếu. Về đến bên đây ngày hôm trước thì ngày hôm sau các hiện tượng bắt đầu xuất hiện. Cứ đến khoảng sáu giờ chiều thì toàn thân tôi đổi màu từ từ. Từ màu da bình thường đổi qua màu sậm gần như đen. Mấy ngón tay bỗng mập ú lên như những trái chuối sứ. Xoè bàn tay ra không nhìn thấy kẽ tay. Toàn thân tôi run lên như bị sốt rét và dưới lưng thì đầy nước như đang nằm trên vũng nước và, nửa đêm thì bị mê sảng. Tình trạng này kéo dài cả đêm cho đến sáng thì ngưng lại và tôi đi tắm như người bình thường như không có bệnh gì cả. Tôi những tưởng chỉ bị một lần như vậy rồi chấm dứt chứ nào ngờ nó cứ lập đi lập lại cả vài ngày làm tôi hoảng quá phải đi gặp bác sĩ gấp…

…Hú hồn hú vía quá các quý ông “Việt kiều” ơi! Hèn chi ở Việt-Nam có quá nhiều ông chết lãng xẹt, có những người đến khi chết vẫn nghĩ là mình chết vì bị bệnh sốt rét. Cứ nhìn con rắn nuốt con chuột rồi mình nuốt trái tim con rắn vẫn còn đang đập. Rùng rợ và dã man quá !!!” (ngưng trích Văn Học Nguồn Cội)

Chuyện của một người Việt tại Hoa Kỳ

Mấy năm trước đây Hội Dược Sĩ VN tại Hoa Kỳ cũng có đăng một bài nói về một ca nhiễm giun đầu gai ở một Việt kiều lúc về thăm quê hương.

Trong thời gian ở VN, anh ta có nhậu với bạn bè món thịt rắn hổ mang, và đặc biệt là anh ta xơi sống nguyên tim rắn với hy vọng là sẽ được sung sức bằng 5 bằng 10 ngày thường.

Khi trở về Hoa Kỳ, anh ta bắt đầu ngã bệnh và có dấu hiệu mệt mỏi yếu sức lạ thường lại thêm sốt, nổi mề đay (urticaria) ở chân, đau ở vùng gan và ớn lạnh về chiều.

Kết quả xét nghiệm máu, cho thấy số bạch cầu eosinophils trong máu tăng cao 13.000.

Các bác sĩ bên Mỹ mò mẫm chữa trị bằng kháng sinh, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.

Cuối cùng qua sự cố vấn của một nhà ký sinh trùng học, bác sĩ Nagami, thuộc The Centers for Disease Control & Prevention (CDC), bệnh đã được chẩn đoán chính xác: bệnh nhân đã bị nhiễm giun đầu gai Gnathostoma spinigerum.

Thuốc Albenza (Albendazole) đã được sử dụng để trị dứt bệnh…

A serious case of Parasitic Infection, Vietnamese Pharmacists Association  in the USA

Corresponding Authors:

Dung X. Dinh, M.D., Giang N. Trinh, D.Ph, Thomas D. Le, Ph.D

Comment

It is important when traveling to South America, Central Africa, the Middle East, India, and South East Asia to take allthe immunizations recommended by the CDC, and to exercise caution about foods and drinks.

Visitors to those areas should be vigilant about infectious diseases, such as malaria,cholera, typhoid fever, etc., as well as diseases caused by helminths, such as nematodes, flukes, and tapeworms, whichcan infest humans through rawor undercooked food.

And if they experience discomfort upon their return home, theyshould immediately seek medical treatment and inform theirphysician of the places they have visited.

Kết luận

Trường hợp có đi du lịch VN, Thái Lan hoặc Nam Mỹ, để phòng ngừa giun đầu gai chúng ta chỉ nên ăn thịt, cá, rắn, lươn, ếch vv…đã được nấu thật chín mà thôi.

Đông lạnh ở nhiệt độ trừ 20 độ C diệt được giun Gnathostomas spp.

Và nên nhớ câu “Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất”./.

Đọc thêm

- A serious case of Parasitic Infection, Vietnamese Pharmacists Association in the USA
http://vphausa.org/vphavn/chuyenkhoa/parasiticinfection.pdf

Corresponding Authors:

Dung X. Dinh, M.D., Giang N. Trinh, D.Ph, Thomas D. Le, Ph.D

- Larval Gnathostoma hispidum detected in the red banded odd-tooth snake, Dinodon rufozonatum rufozonatum, from China.

Cho SH, Kim TS, Kong Y, Na BK, Sohn WM
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17876164

- Gnathostomosis, an EmergingFoodborne Zoonotic Disease inAcapulco, Mexico
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2640705/pdf/10221879.pdf

- TS. Trần Phú Mạnh Siêu. Bệnh nhiễm giun đầu gai Gnathostoma tại các tỉnh phía nam
http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/3330/benh-nhiem-giun-dau-gai-gnathostoma-tai-cac-tinh-phia-nam.html

- Trái tim rắn
http://trangvhntnguoncoi.wordpress.com/2013/03/18/tuy-but-trai-tim-ran/

- Tiệc rắn làng Lệ Mật
http://doanhnhansaigon.vn/online/du-lich/am-thuc/2013/02/1071650/tiec-ran-lang-le-mat/

Montreal, 2013

:TRÁNH NHỮNG THỨC ĂN CHẾT NG ƯỜI TẠI VIỆT NAM.


From: Lam Ung <
To: Ung Kim Lan <
Sent: Wednesday, June 19, 2013 11:25 PM
Subject: Fw: : TRÁNH NHỮNG THỨC ĂN CHẾT NG ƯỜI TẠI VIỆT NAM.

 

 

 

Subject:TRÁNH NHỮNG THỨC ĂN CHẾT NG ƯỜI TẠI VIỆT NAM.

  

Bài chuyển. Tùy nghi.

 

 

 

 

TRÁNH NHỮNG THỨC ĂN CHẾT NGƯỜI TẠI VIỆT NAM.

 

Xin chuyển đọc để tỉm hiểu. Xem nhu vậy thì thực phẩm chế tạo tại VN coi như quá độc. Tốt nhất là không mua hàng của VN và Trung Cộng.

 

XIN QUY' VI. CAN THAN KHI VE` THAM VIET NAM ....

 

Dear Bác sĩ Phan Minh Hiển,Vì những lý do khách quan tại Việt Nam hiện nay, nên tôi phải dùng Anonymous EmailService. Đầu thơ tôi xin bày tỏ tấm lòng thán phục trước những việc ông đã, đang và sẽ làm với người Việt Nam nói chung, không phân biệt tôn giáo - chính trị - vv..Nhân đây tôi xin gửi đến ông file Microsoft Word dưới đây để ông và các thân hữucũng như mọi người khác giữ mình khi về Việt Nam.

 

Cóphải Người Kinh – Việt Nam đang muốn làm cho GIỐNG NÒI thoái hóa hay Một Nét VĂN HÓA MỚI của đất nước CSViệt Nam ?

 

1. Chân gà trắng phau là món từng bị phát hiện ngâm oxy già. Hiện tượng nhập chân gà thối, phân hủy, bốc mùi từ Trung Cộng về cực kỳ phổ biến ở Việt Nam .

 

2. Thịt bò chết bệnh, ôi thiu nhiều ngày được chế biến thành thịt bò khô mà trẻ em và học sinh-sinh viên rất thích ăn.

 

3. Bì Lợn được “phù phép” để biến từ những mảng da đã bốc mùi hôi thối trở thành miếng bì trắng nhờ ngâm hóa chất độc hại cho cơ thể con người hoặc hóa chất công nghiệp.Nhiều mảng bì lợn chứa trong các thùng xốp hoặc thùng nhựa cáu bẩn đang chờ chế biến sủi bọt vàng ố - bốc mùi..

 

4. Vịt quay, gà quay bị phát hiện quét hóa chất công nghiệp có xuất xứ từ Trung Quốc và véc-ni làm bóng đồ gỗ. Chất Diaminoazobenzen hydrochloride tìm thấy trong gà đã qua giết mổ đang bày bán tại các chợ. Chất D-H là một loại phẩm mầu công nghiệp dùng trong sản xuất polymer,thuốc nhuộm tóc,các SP cao su.

 

5. Bơm nước bẩn vào thịt bò, thịt trâu và một số loại thịt khác để tăng trọng lượng khi bán..???

 

6. Măng ngâm hóa chất độc có hại cho sức khỏe để làm cho Măng “đẹp” mắt người mua.

 

7. Rất nhiều nhãn hiệu nước đóng chai giả - bẩn xuất hiện trên thị trường Việt Nam.Một số nhãn hiệu nước đóng chai có chứa vi trùng gây mủ Pseudomonas,..

 

8. Tình trạng các loại thịt nhập lậu từ Trung Cộng, Ấn Độ và 1 số nước Đông Âu bốc mùi hôi thối nồng nặc, chảy dịch – mủ vàng trong kho lạnh được các “đầu bếp thiên tài XHCN” chế biến thành các món ăn trong nhà hàng , quán nhậu,…vv

 

9. Mỡ trâu, bò, lợn được thu mua từ khắp nơi “tập kết” trên nền đất chờ “chế biến”, sau đó bán ra các tỉnh thành phố rồi “phân phối” cho các bếp ăn ở khu công nghiệp, công trình xây dựng, dịch vụ ăn uống…gây ra vô số các vụ ngộ độc đã được đưa tin trên báo CSVN đã đưa tin.

 

10. Trên 80% mẫu hạt dưa và bột ớt có chứa chất gây ung thư (RhodamineB)

 

11. Các gói ngô chiên và lạc chiên (trong các chợ ở hoặc bán dạo ở Việt Nam ) được “chế biến” bằng mỡ phế thải.

 

12. Các cơ quan kiểm soát vệ sinh thực phẩm của CSVN thông báo: 56% mẫu thực phẩm được xét nghiệm bị nhiễm vi sinh vật và các chất hóa học, chất kích thích tăng trưởng, chất phụ gia, chất chống Oxy hóa …ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

 

13. Các loại “Mứt truyền thống” = dòi bọ, ruồi nhặng, thạch sùng, phân gián, cứt chuột …

 

14. Các sản phẩm thủy sản đông lạnh được “phù phép” bằng nhiều cách khác nhau : thay date nếu quá HSD, tẩy các vết mốc đỏ bằng hóa chất công nghiệp, nếu đã có dòi cũng có thể “làm lại hàng”…???

 

15. Bánh Phở , Bún pha hoặc phun Phóc-môn (HCHO – formaldehyde) ;hàn the (Borax). Miến được phơi ở những nơi bẩn thỉu, mất vệ sinh.

 

16. Hoa quả được tiêm thuốc “thúc chín” hoặc ngâm chất bảo quản độc hại.Dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật trong các loại rau vượt mức cho phép ở nhiều nơi.*(Khi các chất này tích tụ trong cơ thể lâu ngày có nguy cơ gây ngộ độc mãn tính, phá hủy các cơ quan nội tạng và dẫn đến các chứng ung thư)

 

17. Luyện xương thối thành nước tương với nhiều hóa chất có thể gây ung thư. *< Loại hóa chất bảo quản dùng trong nước tương là Natri benzoat đã bị nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng do ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, tuy nhiên trong nước do vẫn chưa có quy định cấm nên các cơ sở sản xuất nước tương vẫn đang sử dụng Natri benzoat để chống mốc. Bà Nguyễn Thị Từ Minh - Phó trưởng khoa Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết: Theo quy định, hàm lượng chất bảo quản Natri benzoat trong thực phẩm không được vượt quá 1g/kg. Tuy nhiên khi kiểm tra, trung tâm đã phát hiện một số cơ sở sử dụng chất Natri benzoat trong nước tương với hàm lượng khá cao. Một số tổ chức quốc tế thử nghiệm chất Natri benzoat trên chuột thì sau nhiều ngày trọng lượng chuột giảm, hại gan và thận dẫn đến chết; thử nghiệm trên chó thì ảnh hưởng đến thần kinh>

 

18. Cà phê “Khơi Nguồn Sáng Tạo” được sản xuất từ bột bắp rang cháy khét, đậu nành cộng “hương vị”. Trong cà phê bẩn còn có chục loại hóa chất, phụ liệu độc hại như : bột CNC (chất làm keo), chất tạo bọt trắng, caramen tạo mùi, tinh sữa, tinh cacao, bơ CN, đường hóa học, bột vani… *< Một chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm cho biết, chất caramen, nếu được sản xuất từ đốt cháy đường thì cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư như các loại thực phẩm bị đốt cháy khác. Chất CNC, nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại. Ngay cả loại dùng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều cũng độc hại. Đối với các loại bắp, đậu nành, khi bị rang cháy đen thì không còn giá trị dinh dưỡng; đồng thời chúng sẽ sinh ra ít nhất 20 loại chất độc hại, trong đó có các chất: heterocyclic amines, acrylamide, HCAs... là những chất gây ung thư cho người sử dụng>

 

19. “Ướp gạo” bằng thuốc diệt mối mọt và “làm đẹp” bằng các hóa chất khác…

 

20. Mì ăn liền đóng gói chứa chất tạo mầu E102 – có nguy cơ phá hủy ADN;phẩm mầu có chứa kềm - có nguy cơ gây kích thích phát triển sớm, hiếu động thái quá và kém tập trung ở trẻ nhỏ, làm yếu khả năng SL ở đàn ông.

 

21. Bắp chuối và xả xay đang bày bán tại chợ đầu mối có chứa hóa chất tẩy trắng độc hại. Tại khu vực “chợ”, các loại hóa chất tẩy trắng công nghiệp như Hydrogen Peroxide, Magnesium Sunlfate, Sulfur Dioxide và Psychotrine… đều sẵn sàng được bán khi người mua có yêu cầu "tẩy"

 

22. Thực phẩm khô được bầy bán tại các chợ trên đất nước Việt Nam như những con cá chỉ vàng đỏ au, tôm khô hồng và các loại thủy sản khô khác… bắt mắt và thu hút người mua!!Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng đặc biệt là các bà mẹ;các bà nội trợ lại không biết rằng :chính những loại thực phẩm khô đó có khả năng gây ra nhiều bệnh cho người sử dụng.

 

23. “Chè” trộn phân lân, NPK, bột đá, bùn,xi măng, chất thải… vào chè đang diễn ra rất phổ biến ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), Văn Chấn (Yên Bái), Hàm Yên (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên)… “Phong trào” sản xuất chè bẩn đang lan rộng với tốc độ khủng khiếp và khó hiểu ở chỗ loại chè “không thể uống” này được bao tiêu toàn bộ.

 

24. Lạp Xưởng thường được chế biến bằng những kho chứa mỡ, thùng mỡ đã hư thối, chuyển mầu vàng xanh,.. tại những cơ sở sản xuất tối tăm, ẩm thấp, không có vệ sinh…!!!

 

25. Hơn ¾ nhãn hiệu nước mắm tại Việt Nam bị phát hiện có chứa các chất phụ gia thực phẩm bị cấm sử dụng tại những nước ÂU MỸ – những chất này rất độc hại đối với sức khỏe con người.

 

26. Các hộp xốp (dùng để đựng cơm hộp và các loại thức ăn nóng khác) ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được sản xuất từ nhựa PT chỉ có thể dùng để đựng thức ăn là đồ nguội;chứ không phải là đồ ăn nóng “bỏng cả tay” như mọi người ở Việt Nam vẫn đang dùng… ( các chất phụ gia được trộn vào nguyên liệu sản xuất nhựa như chất làm dẻo TOCP – Triorthocresylphosphat là chất rất độc hại, có thể làm tổn thương hay thoái hóa hệ thần kinh ngoại biên và tủy sống.

 

27. Phát hiện chất cực độc trong keo dán nhãn các loại thực phẩm..!!!

 

28. Các cơ quan chức năng của CSVN cảnh báo về các loại gia vị không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tại các chợ đầu mối tại Việt Nam dễ chứa chất Rhodamine B – được xác định là chất hóa học dùng để nhuộm quần áo, cấm tuyệt đối việc sử dụng trong thực phẩm. Vậy mà, mặt hàng gia vị, bột nêm không có nguồn gốc vẫn được bày bán công khai và mức tiêu thụ không hề giảm. Mọi người hãy hết sức cân nhắc trước khi sử dụng các loại “thực phẩm đường phố” tại Việt Nam

 

29. Tình trạng nhập lậu các sản phẩm dành cho trẻ em từ Trung Cộng về Việt Nam là không thể kiểm soát nổi (hoặc có sự “tiếp tay”, bao che ..từ các lực lượng công quyền của CSVN)

 

• * Phthalates: Có trong nhựa dẻo PVC và thường được tìm thấy trong đồ chơi của trẻ. Chất này có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cơ quan sinh sản. Hiện nay, Phthalates vẫn được một số công ty sử dụng để sản xuất búp bê và núm vú cao su. Tuy các cơ quan chức năng đã có điều luật cấm sử dụng chất này trong sản xuất đồ dùng trẻ em, nhưng nó vẫn tồn tại trong rất nhiều mặt hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trường.

 

* Hợp chất Organotin: Được dùng làm chất ổn định trong sản xuất nhựa PVC. Nó có trong một số sản phẩm áo mưa, lót sàn bằng nhựa dẻo và đồ chơi trẻ em. Các nghiên cứu cho thấy, organotin có thể dẫn tới tình trạng thay đổi và rối loạn hormone trong cơ thể.

 

* Bisphenol A (BPA): Có trong cốc chén, bình sữa nhựa và đồ chơi, giúp cho các sản phẩm này trong và khó vỡ hơn. Tuy nhiên, chất hóa học này phá vỡ sự ổn định hormone trong cơ thể và có khả năng dẫn đến các bệnh nguy hiểm như ung thư, đau tim và tiểu đường. Các nhà khoa học ước tính, nếu bú trên 4 lần/ngày bằng bình sữa chứa BPA thì rất có khả năng, bé đã hấp thụ BPA từ trong bình sữa. Ngoài ra, trẻ còn có thể tiếp xúc với BPA qua các đồ dùng như lon, bình đựng nước, đồ chơi, túi nilon nhựa, các sản phẩm tẩy rửa…

 

* Hợp chất bắt lửa chậm chứa brom: Có trong một số sản phẩm của bé như quần áo, giường cũi, xe đẩy, đệm… để khiến chúng chậm bắt lửa hơn. Chất này có thể tách ra và thấm vào cơ thể. Thậm chí, mẹ tiếp xúc nhiều và khi cho con bú, nó sẽ truyền sang bé theo đường sữa mẹ. Chất này có thể khiến bé mất cân bằng hormone, mất khả năng tiếp thu, nguy cơ ung thư cao và làm suy yếu hệ miễn dịch. Nguy hiểm hơn, thai phụ tiếp xúc nhiều với hợp chất chứa brom có thể gây sảy thai.

 

Những loại túi nilon tái chế hoặc hộp nhựa,bình nhựa,túi nhựa có thểchứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam.Nếutiếp xúc với chất này lâu ngày có nguy cơ ảnh hưởng đến giới tính của trẻ em:Các bé trai có thể bị nữ tính hóa (gay), vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơdậy thì sớm..

 

 

 

__._,_.___

Featured Post

5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam

     WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos)  https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBx...

My Blog List

My Blog List